Dinh dưỡng bà bầu (Tuần 30)

Dinh dưỡng bà bầu

Những điều nên và không nên trong việc ăn uống đối với thai phụ bị cao huyết áp

Khi mắc bệnh cao huyết áp, ăn uống cần theo nguyên tắc tiêu phù, hạ áp, tăng chất đạm.

  1. Một số thai phụ nhạy cảm với Natri, nên nếu dùng nhiều, huyết áp của họ sẽ tăng lên. Khi mắc bệnh cao huyết áp, cố gắng ăn ít muối, dưới 2g/ngày. Nếu bị phù chân thì không ăn muối, không dùng thực phẩm chứa nhiều muối như dưa muối, xúc xích, lạp xưởng, bánh mì mặn, rong biển…
  2. Khi mang thai, thai phụ mắc bệnh cao huyết áp dễ kèm bệnh thận, những thực phẩm dễ gây kích thích cho thận bạn cũng cần hạn chế, khi chế biến thực phẩm không nên cho rượu, ớt. Những loại rau có chứa tinh dầu, cay nóng, axit oxalic như cải bó xôi, rau hẹ, rau cần, tỏi, mầm tỏi, hành tây, hành thơm, cà rốt… nên ít ăn. Có thể ăn những thực phẩm lợi tiểu như: bí đao, dưa hấu, bầu, cà, ngô, đậu đỏ, đậu xanh, cá chép… Ngoài ra, canh gà có thể sản sinh ra nhiều axit uric, làm tăng gánh nặng ở thận, vì thế nước canh nên nấu nhạt, loãng, không nên nấu đậm đặc.
  3. Cần hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật; nhiệt lượng các chất khác nên thấp dưới 10%. Nếu trước khi mang bầu bạn bị cao huyết áp, nên tránh ăn những thực phẩm nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, trứng cá, mực, nội tạng động vật…
  4. Chứng cao huyết áp khi mang thai khiến cho chất đạm mất đi một lượng lớn, vì thế cần bổ sung trong ăn uống, tốt nhất nên chọn chất đạm động vật, ví dụ như các loại sữa, thịt nạc, tôm cá…
  5. Vitamin C và vitamin E có thể làm giảm phản ứng cao huyết áp trong thời kỳ thai nghén, nên ăn nhiều các loại rau xanh, hạt khô, các loại quả như cà chua, quýt, táo tươi, hạnh nhân, hạt điều…
  6. Nguyên nhân mắc bệnh cao huyết áp còn liên quan đến cơ thể thiếu canxi. Theo nghiên cứu, có thai phụ mắc bệnh cao huyết áp là do hàm lượng kẽm trong máu quá thấp, nên ăn nhiều thịt nạc, tôm cá…

Hỏi đáp dinh dưỡng bà bầu tuần 30

Hỏi: Khi bị mắc bệnh cao huyết áp, ăn trứng gà mỗi ngày có thể đáp ứng được nhu cầu thiếu chất đạm không?

Đáp: Trứng gà mặc dù chứa nhiều chất đạm, nhưng các phân tử lại ít, dễ mất đi trong đường nước tiểu, hiệu quả bổ sung không tốt. Hơn nữa cholesterol trong lòng đỏ trứng gà rất cao, không có lợi cho việc khống chế huyết áp. Vì thế trứng gà không phải là chọn lựa tốt nhất cho bạn, mỗi ngày nên ăn 1 quả.

Thai nhi nhỏ có phải do thiếu dinh dưỡng?

Khi khám thai, qua hình ảnh siêu âm có thể phát hiện ra thai nhi nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: hoặc thai phụ thiếu chất dinh dưỡng, hoặc thai phụ mắc bệnh trong khi mang thai… nhưng cũng có thai phụ là do di truyền. Cho nên, không vì thấy thai nhỏ là bắt đầu bổ sung ăn uống, đặc biệt, giai đoạn cuối thai kỳ càng không nên làm vậy, tránh thừa dinh dưỡng, dẫn đến sinh thai to.

Khi thai nhi khá nhỏ, mẹ có thể kiểm tra cân nặng và cách ăn uống của mình trước, nếu cân nặng tăng bình thường, không bị thấp, cách ăn uống hợp lý, thì không cần bổ sung thêm dinh dưỡng, dẫn đến sinh thai to. Khi thai nhi khá nhỏ, mẹ có thể kiểm tra cân nặng và cách ăn uống của mình trước, nếu cân nặng tăng bình thường, không bị thấp, cách ăn uống hợp lý, thì không cần bổ sung thêm dinh dưỡng, chỉ cần duy trì ở mức độ cũ là được. Nếu cân nặng của mẹ vẫn thấp, lại ăn lệch, chỉ hấp thụ một loại chất dinh dưỡng nào đó, thì cần điều chỉnh ăn uống, tăng cường dinh dưỡng trong thức ăn.

Giới thiệu thực đơn dinh dưỡng tuần 30

Canh tiết vịt

Nguyên liệu: 50g tiết vịt, 100g đậu phụ, rau mùi, nước canh, giấm, muối, bột đao, hạt tiêu.

Cách chế biến:

  1. Tiết vịt, đậu phụ rửa sạch, thái miếng nhỏ; rau mùi rửa sạch.
  2. Đổ nước canh vào trong nồi, đun sôi, cho tiết vịt, đậu phụ vào đun chín.
  3. Cho giấm, muối, hạt tiêu, nước bột đao vào, cuối cùng rắc rau mùi lên trên là được.

Công dụng: Hàm lượng canxi chứa trong đậu phụ khá cao, trong 100g đậu phụ có chứa 164mg canxi, hơn nữa lại giàu chất đạm, rất thích hợp cho bà bầu. Tiết vịt chứa nhiều chất sắt, ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Thịt xào đậu cô ve

Nguyên liệu: 100g thịt lợn nạc, 300g đậu cô ve, gừng, muối, ngũ vị hương, dầu mè.

Cách chế biến:

  1. Thịt lợn rửa sạch, thái nhỏ; đậu cô ve rửa sạch, tước bỏ xơ, thái nhỏ.
  2. Cho dầu vào chảo, phi gừng thơm, cho thịt xào qua, sau đó cho đậu cô ve vào xào tiếp.
  3. Đợi đậu chín, cho muối, ngũ vị hương vào xào qua, bắc ra rưới một ít dầu mè lên là được.

Công dụng: Đậu cô ve chứa vitamin B, vitamin C và chất đạm thực vật, không chỉ cung cấp năng lượng cho thai phụ, mà còn thúc đẩy nhu động đường ruột.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!