Chăm sóc sức khỏe thai phụ (Tuần 33)

Chăm sóc bà bầu

Mát xa tầng sinh môn, giảm tổn thương khi sinh

Tầng sinh môn là phần mô nằm giữa âm đạo và hậu môn. Tầng sinh môn có độ đàn hồi tốt sẽ giúp thai phụ nhẹ nhõm khi sinh, giảm được tỉ lệ rách tầng sinh môn, đau tầng sinh môn sau sinh và các chứng bệnh liên quan đến nó

Phương pháp mát xa

  1. Cắt ngắn móng tay, rửa sạch hai tay, ngồi vững trên giường, nửa người phía trên có thể dựa vào thành giường, hai chân dạng ra, giống như tư thế đẻ. Sau đó cầm một chiếc gương soi trước cơ quan sinh dục, để có thể nhìn rõ qua gương.
  2. Xoa dầu mát xa xung quanh tầng sinh môn. Có thể dùng dầu mát xa chuyên dụng, hoặc dùng kem bôi trơn.
  3. Bôi dầu vào ngón trỏ, cố gắng đút vào trong âm đạo, ấn về phía hậu môn và hai bên đến khi cảm thấy hơi nóng và hơi đau. Giữ trạng thái này cho đến khi cảm giác đau giảm dần. Quá trình này mất khoảng 2 phút.
  4. Tiếp tục dùng ngón cái nhẹ nhàng mát xa trước và sau âm đạo. Móc ngón cái vào bên trong âm đạo, nhẹ nhàng kéo các mô về phía trước. Động tác này giống như động tác bé chui đầu ra khi sinh, làm khoảng 3 đến 4 phút.
  5. Cuối cùng, đặt ngón cái ở trong, ngón trỏ ở ngoài âm đạo, mát xa nhẹ nhàng trước sau, thời gian mát xa khoảng 1 phút.

Chú ý: Mát xa tầng sinh môn đúng cách giúp giảm tổn thương khi sinh nở.

Những điều cần chú ý khi mát xa tầng sinh môn

  1. Mỗi ngày thực hiện một lần, không nên mát xa quá sớm, thông thường tiến hành 1 tháng trước khi sinh, mát xa quá sớm sẽ gây đẻ non.
  2. Các cơ ở cơ quan sinh dục rất mẫn cảm, khi mát xa không nên dùng sức. Nếu dùng sức quá mạnh có thể xuất hiện những cơn co giật, hoặc vết xước ở bộ phận sinh dục.
  3. Khi mát xa không nên dùng sức ấn hoặc kéo niệu đạo, tránh làm cho cửa niệu đạo mở ra, gây viêm nhiễm.
  4. Nếu cảm thấy dùng tay không vệ sinh, có thể đeo bao cao su vào đầu ngón cái, tránh vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, gây viêm nhiễm.
  5. Những thai phụ có chứng phù thũng, viêm nhiễm, mẩn ngứa âm đạo không nên thực hiện kiểu mát xa này.

Ngoài ra, nếu thai phụ đã từng bị rạch tầng sinh môn 1 lần, khi mát xa có thể tăng thời gian và công sức ở vết sẹo cũ.

Rạch tầng sinh môn – không đáng sợ

Rạch tầng sinh môn (đáy chậu) là thủ thuật giúp sinh đẻ thuận lợi, rất cần thiết, nhưng không phải ai cũng bị rạch. Nếu cơ đáy chậu của thai phụ co giãn tốt, hoàn toàn có thể sinh non một cách thuận lợi, hơn nữa bé khỏe mạnh thì không cần rạch.

Nếu mẹ không muốn bị rạch, có thể bàn bạc với bác sỹ, bác sỹ sẽ cố gắng không rạch. Để tránh xảy ra nguy hiểm, trong trường hợp sau, sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn:

  1. Độ co giãn tầng sinh môn kém, cửa âm đạo nhỏ hẹp hoặc tầng sinh môn bị viêm nhiễm, phù thũng, khi sinh bé rất có thể bị rách, lúc này tốt nhất nên rạch trước.
  2. Thai nhi khá to, ngôi không thuận, sức yếu, đầu thai nhi quá to, nhất thiết phải rạch đáy chậu.
  3. Thai phụ cao tuổi (khoảng trên 35 tuổi), hoặc mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp,… để giảm tiêu hao sức lực, rút ngắn thời gian sinh nở, giảm nguy hiểm cho cả mẹ và bé, khi đầu thai nhi xuống đáy chậu, nên tiến hành rạch tầng sinh môn.
  4. Cửa tử cung mở hoàn toàn, đầu thai nhi đã gần ra, nhưng thai nhi có hiện tượng thiếu dưỡng khí, tim đập bất thường, nhịp đập không đều, lượng nước ối cạn có kèm theo cứt xu, lúc này cần tiến hành rạch tầng sinh môn gấp.

Một số tình trạng khác bác sỹ có thể đưa ra quyết định rạch tầng sinh môn, tốt nhất thai phụ nên nghe theo, không nên kéo dài thời gian sinh nở.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!