Bổ sung vitamin C có thể giảm mức độ nguy hiểm khi sinh nở
Nghiên cứu mới chứng minh, bổ sung đầy đủ vitamin có thể giảm nguy hiểm khi sinh, đặc biệt là giảm tỉ lệ vỡ ối. Người mẹ bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giảm được 5% tình trạng vỡ ối so với mẹ không bổ sung vitamin C. Vì vitamin C có thể làm chắc thêm kết cấu collagen trong màng nước ối.
Do đó vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai phụ đừng quên bổ sung vitamin C, thậm chí cần tăng lượng bổ sung. Chuyên gia khuyên nên uống thêm vitamin C theo chỉ dẫn của bác sỹ, đồng thời ăn một số loại quả và rau xanh có chứa nhiều vitamin C như cam, cà chua, kiwi, súp lơ. Trong 250ml nước cam có chứa 100g hàm lượng vitaminC, mỗi ngày uống cốc nước cam là cung cấp đủ nhu cầu vitamin C cho thai phụ. Điều cần lưu ý là, vitamin C không kết hợp với hải sản, nếu ăn đồng thời sẽ có thể bị ngộ độc, bị nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ăn một số lương thực thô chứa vitamin B1
Vitamin B1 thúc đẩy sự phát triển của bé, bảo vệ hệ thần kinh, có lợi cho việc duy trì sự thèm ăn và nhu động đường ruột của mẹ. Khi thiếu vitamin B1, mẹ sẽ có triệu chứng tương tự ốm nghén như: buồn nôn, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến sự co thắt tử cung ở cuối thai kỳ, dẫn đến khó đẻ; hoặc bé khi ra đời sẽ mắc bệnh phù chân bẩm sinh.
Vitamin B1 là vitamin hòa tan trong nước, phần còn thừa sẽ bài tiết ra khỏi cơ thể. Mỗi ngày cần bổ sung khoảng 1,8mg vitamin B1; khi ăn các lương thực thô như: kê, đạu xanh, yến mạch, ngô… hoặc những món ăn hàng ngày chế biến không quá tinh mịn có thể đáp ứng đủ nhu cầu vitamin B1 cho cơ thể.
Ngoài ra cần chú ý nâng cao tỉ lệ vitamin B1 trong thức ăn: Không nên vo gạo quá kỹ, không dùng bột mì có tính kiềm để làm bánh bao, nên dùng bột chua, vì vitamin B1 ổn định trong môi trường có tính axit, trong môi trường kiềm dễ bị phá hủy; khi ăn mì, nên uống nước nấu mì, vì 50% vitamin B1 trong mì đã được hòa tan trong nước; uống nước canh mì cũng nâng cao tỉ lệ hấp thụ dinh dưỡng; thai phụ nên ăn ít quẩy, bánh rán, đồ nướng… vì nhiệt độ cao sẽ phân hủy vitamin trong các món ăn này.
Những điều cần chú ý khi bổ sung canxi trong giai đoạn cuối thai kỳ
Mang thai tháng thứ 8, thứ 9, cần tiếp tục bổ sung canxi
Ở cuối thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh, nhu cầu canxi lớn, một mặt để phát triển, mặt khác để dự trữ trong cơ thể, sau khi sinh sẽ sử dụng. Lúc này, mỗi ngày thai phụ cần hấp thụ 1500mg canxi. Không nên tùy tiện uống viên canxi vì có những thai phụ đến cuối thai kỳ lại không thiếu canxi nữa. Chỉ khi lượng canxi trong thức ăn không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể, mới uống theo đơn chỉ định của bác sỹ.
Mang thai tháng thứ 10 nên bổ sung canxi thích hợp
Có quan điểm cho rằng mang thai tháng thứ 10 không cần thiết bổ sung canxi nữa, như vậy sẽ khiến cho xương đầu của bé quá cứng, gây khó đẻ, thực ra lúc này bổ sung canxi là phục vụ cho nhu cầu của cơ thể mẹ. Vẫn nên tiếp tục kiên trì bổ sung canxi như trước. Trong quá trình phát triển, thai nhi không chỉ cần canxi để phát triển xương, mà hệ thần kinh, cơ bắp, mạch máu, tổ chức xương sụn, collagen… đều cần canxi, thai nhi hấp thụ nhiều canxi từ cơ thể mẹ như vậy, nếu không bổ sung kịp thời, mẹ sẽ thiếu canxi, dễ bị chứng loãng xương.
Giới thiệu thực đơn dinh dưỡng bà bầu tuần 33
Thịt gà xào hạt điều
Nguyên liệu: 2 cái đùi gà, 50g hạt điều, ớt vàng, ớt đỏ mỗi loại một nửa, 2 nhánh tỏi, 3 lát gừng, hành lá, xì dầu, nước bột đao, đường trắng, giấm, rượu, muối.
Cách chế biến:
- Đùi gà lọc bỏ xương, thịt gà thái nhỏ, ướp với xì dầu, nước bột đao, đường trắng, giấm, rượu, muối khoảng 5 phút.
- Cho dầu vào chảo đun nóng, cho thịt gà vào xào lăn, đến khi đổi màu thì cho hạt điều, gừng, hành, tỏi vào xào.
- Cho ớt đỏ, ớt vàng vào xào chín, rưới nước bột đao vào xào đến khi các món quện đều vào nhau là được.
Công dụng: Món ăn này chứa nhiều dinh dưỡng, gồm kẽm, sắt, chất đạm, chất béo và nhiều loại vitamin, rất thích hợp cho thai phụ
Nộm cà tím
Nguyên liệu: 2 quả cà tím, 2 nhánh tỏi, tương vừng, muối, 1 quả cà chua nhỏ.
Cách chế biến:
- Cà tím rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành miếng dài, hấp chín
- Tỏi băm nhỏ, đổ một lượng tương vừng vào bát, cho thêm muối, nước sôi khuấy đều.
- Cho cà tím vào bát, đổ tương vừng vào, rắc tỏi lên, sau đó trang trí cà chua lên là được.
Công dụng: Tỏi có mùi thơm khai vị, tương vừng chứa nhiều chất sắt, cà tím cũng là thực phẩm giàu chất sắt, món ăn này rất thích hợp với thai phụ thiếu sắt.
Xem thêm: