Chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng bé từ 4-6 tháng tuổi

Cho bé bú khi mẹ đi làm

Sau khi đi làm, mẹ vẫn có thể cho bé bú bằng cách vắt sữa ra bình rồi bảo quản, lúc cần có thể hâm nóng lại cho bé uống.

Đầu tiên, mẹ cần mua một bình đựng sữa, loại thường hoặc bình điện cũng được. Thông thường bình điện tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Mẹ có thể mua vài cái. Nếu trong cơ quan có tủ lạnh, có thể mua bình đậy nắp kín, nếu không có nên mua túi đựng sữa có chức năng bảo quản lạnh. Trước khi đi làm nửa tháng có thể luyện tập thử. Thời gian trước và sau khi đi làm có thể cho bé bú trực tiếp từ mẹ, còn thời gian bình thường khác thì mẹ vắt sữa cho vào bình và bảo quản cho bé uống.

Sữa mẹ có thể bảo quản trong vòng 6 tiếng dưới 25oC, phòng lạnh dưới 5oC có thể bảo quản 24 tiếng, phòng đông lạnh có thể bảo quản 1 tuần, vì thế bên ngoài bình sữa nên viết thời gian bảo quản.

Trước khi cho bé bú sữa mẹ từ phòng đông lạnh, cần để sữa ra ngoài cho hết lạnh, sau đó đun nóng lên. Tốt nhất hấp cách thủy, không nên cho vào lò vi sóng hoặc đổ vào nồi đun, tránh làm mất dinh dưỡng. Sữa đã rã đông không nên cho lại vào tủ lạnh hoặc phòng đông lạnh, nếu ăn không hết hãy đổ đi.

Nguyên tắc cho bé ăn dặm

Khi cho bé ăn dặm cần chú ú cho ăn từng chút một, theo nguyên tắc sau:

1.Chủng loại từ ít đến nhiều: Bé khá mẫn cảm, khi cho bé ăn dặm cần bổ sung lần lượt từng loại thực phẩm, nếu bị dị ứng có thể biết ngay nguyên nhân. Mỗi loại thức ăn hãy để bé thích ứng một tuần, sau đó mới cho ăn món khác.

  1. Số lượng, số lần ăn từ ít đến nhiều: Lúc đầu cho bé ăn dặm, mỗi ngày chỉ cần 10g bột, ¼ lòng đỏ trứng gà thêm 5g rau là đủ, tốt nhất là ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa, sau đó dần dần tăng lên. Đến tháng thứ 10, tăng lên một ngày 2 bữa, sau đó dần dần cho bé ăn 1 ngày 3 bữa.
  2. Mức độ từ loãng đến đặc: Lúc đầu cho bé ăn dặm, nên cho ăn chất lỏng (ví dụ nước cơm hoặc canh rau), sau đó dần dần cho bé ăn thức ăn bán lỏng (bột rau hoặc bột hoa quả), rồi đến thức ăn đặc (bột, rau xay, quả xay), rồi sau đó cho bé ăn thức ăn rắn hơn như khoai tây ép, chuối…

Nếu sau khi ăn dặm mà bé xuất hiện nổi mẩn, đi ngoài, nôn mửa, thở dốc, sốt cao, gào khóc… thì có thể là bé bị dị ứng, cần ngừng cho bé ăn và đưa bé đi khám.

Cho bé ăn dặm
Cho bé ăn dặm

Thời gian cho bé ăn bổ sung

Sau khi sinh được 6 tháng tuổi, bé bắt đầu có thể ăn dặm, chức năng tiêu hóa và khả năng nhai nuốt của bé đã tăng lên, thức ăn bổ sung càng ngày càng phong phú hơn.

Thực phẩm ngũ cốc: Bé ăn bột gạo dễ tiêu hóa, dinh dưỡng đầy đủ, bữa ăn dặm đầu tiên có thể cho bé ăn bột. Khi bé được 7-8 tháng có thể nấu cháo loãng hoặc mì nát cho bé ăn.

Hoa quả, rau xanh: Sau khi cho bé ăn bột 2-3 tuần, có thể cho thêm nước rau xanh, nước hoa quả vào trong bột. Khi bé được 7-8 tháng, mẹ có thể cho hoa quả xay, rau xanh xay nát vào trong bột để nấu. Đến tháng 9-10, mẹ có thể nghiền hoa quả, rau xanh vẫn còn vụn nhỏ hoặc có thể thái sợ nhỏ, trộn vào bột cho bé ăn.

Trứng: Lòng đỏ trứng gà có thể ăn khi bé được 6 tháng tuổi, chú ý không nên cho bé ăn lòng trắng trứng, lòng trắng trứng chỉ bé hơn 1 tuổi mới ăn được.

Thịt: Bé có thể bắt đầu ăn thịt từ tháng 7-8, trước tiên ăn nước canh thịt, sau đó ăn thịt xay mịn, sau tháng thứ 10, bé có thể ăn thịt băm được.

Cá, tôm: Đây là loại thực phẩm rất dễ bị dị ứng nên không cho bé ăn quá sớm. Nếu bé có khả năng thích ứng tốt, nên cho bé ăn khi bé được 10 tháng, nếu khả năng thích ứng kém, tốt nhất sau 12 tháng tuổi hãy cho bé ăn.

Chế biến thực phẩm bổ sung như thế nào

Khi chế biến thực phẩm phụ cho bé, nên luộc hoặc hấp, nên ít cho bé ăn các món chiên, rán, xào. Đến tháng thứ 8 mới cho bé ăn một ít muối và dầu ăn, nếu cho bé ăn quá sớm sẽ tạo thành gánh nặng cho nội tạng. Ngoài ra, trong quá trình chế biến cần chú ý đến khả năng nhai, nuốt của bé.

Rau xanh, hoa quả: Khi làm rau xanh, hoa quả, cần cho vào nước luộc và vớt bỏ tạp chất; khi làm món ray xay, quả xay, có thể hấp chính hoặc luộc chín nguyên liệu, sau đó dùng thìa ép nát, lọc bỏ bã; khi bé ăn được thực phẩm đặc, có thể băm nhỏ rau, thái nhỏ hoa quả…

Lòng đỏ trứng: Khi luộc chín trứng gà, lấy lòng đỏ, dùng thìa ép nát, cho một ít nước vào làm bột trứng gà cho bé ăn.

Mì, bột: Lúc đầu nấu thật nát mỳ hoặc nấu loãng bột, có thể cho một ít canh thịt vào, dần dần tăng độ cứng của mì và có thể nấu cháo cho bé ăn.

Thịt, cá: có thể làm canh và cho vào cùng với mỳ, cháo, bột. Đến khi bé ăn được thức ăn cứng, đặc, hãy nghiền nhỏ cá, thịt và hấp lên cho bé ăn.

Cho bé ăn rau xanh, hoa quả
Cho bé ăn rau xanh, hoa quả

Đối phó với những vấn đề khó khi cho bé ăn dặm

Khi cho bé ăn dặm, có thể gặp các vấn đề:

Dị ứng: Khi cho bé ăn dặm mà bé bị dị ứng, cần lập tức dừng món ăn đó lại, sau một thời gian hãy thử cho bé ăn lại một lượng nhỏ xem sao.

Bé lè ra không ăn: Lúc đầu cho ăn dặm, xuất phát từ ý thức bảo vệ cơ thể, bé lè lưỡi ra không nuốt vào. Lúc này cần thay đổi cách cho ăn, hãy trực tiếp cho thức ăn vào góc miệng bé, để thức ăn tự nhiên trôi xuống họng, và bé sẽ dần dần quen với thức ăn đó.

Không bú sữa: Có một số bé sau khi ăn dặm không muốn bú sữa mẹ nữa, nhưng sữa mẹ vần là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé trong giai đoạn này, vì thế cần tìm cách để bé bú sữa. Có thể cho sữa vào trong thức ăn dặm hoặc bé đói thì cho bé bú.

Không ăn dặm: Bé không ăn dặm là vì bé không có hứng thú với các món ăn đó, mẹ có thể để vài ngày và thử chi bé ăn lại hoặc ăn trước mặt bé để kích thích ham muốn ăn của bé. Khi bé thấy người khác ăn ngon lành, bé cũng sẽ muốn ăn.

Kén ăn, ăn lệch: Bé dưới 1 tuổi kén ăn, ăn lệch sẽ không có ảnh hưởng nhiều vì thức ăn dặm không phải là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Nếu bé không ăn có thể có thể thay đổi cách làm hoặc trộn lẫn vào với những thức ăn mà bé thích.

Thận trọng với những thực phẩm ăn dặm dành cho bé trên thị trường

Các loại bột ăn liền cho bé trên thị trường có ưu điểm lớn nhất là chế biến đơn giản, bà mẹ bận rộn có thể chọn mua cho bé. Nhưng các loại bột này có chất lượng khác nhau, khi mua các mẹ cần thận trọng.

  1. Cố gắng chọn loại bột có thương hiệu nổi tiếng, vì những nhãn hiệu này vệ sinh khá an toàn trong các khâu chọn nguyên liệu, chế biến và đóng gói, sự kết hợp dinh dưỡng, phối hợp nguyên liệu cũng khoa học, hợp lý.
  2. Nhãn mác, hộp đựng bên ngoài theo tiêu chuẩn. Nhà nước quy định trên nhãn mác sản phẩm có in nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng, các chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng tinh, thô, phụ gia, thành phần dinh dưỡng và phương pháp sử dụng. Nếu thiếu, chứng tỏ không hợp với quy định, chất lượng sẽ không đảm bảo.
  3. Chọn mua sản phẩm có đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng. Các loại bột này ở mỗi giai đoạn lại bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết phù hợp với độ tuổi của trẻ. Dinh dưỡng phong phú, hợp lý là loại bột ăn dặm tốt.
  4. Trẻ ở mỗi giai đoạn lại có độ nhai khác nhau: Giai đoạn đầu ăn mịn, giai đoạn giữa ăn khá xơ, giai đoạn cuối ăn gần giống người lớn. Như vậy mẹ cần mua các loại bột phù hợp với đặc điểm độ tuổi theo từng giai đoạn của trẻ.

Khi mua bột ăn dặm cho bé, cũng cần quan sát phản ứng của bé, nếu có những phản ứng không tốt như dị ứng, nổi mẩn… nên đổi loại khác.

Tăng lượng hấp thụ sắt

Bé được 4-6 tháng tuổi, lượng sắt mà bé hấp thụ từ cơ thể mẹ đã cạn kiệt, vì thế bé cần được tăng cường hấp thụ sắt.

Bé bú sữa mẹ, đến tháng thứ 6 có thể ăn dặm để bổ sung chất sắt. Lúc này mỗi ngày bé cần hấp thụ 11mg sắt, chỉ cần ăn nhiều những thực phẩm có hàm lượng sắt phong phú, cộng thêm bú sữa mẹ là đủ. Thức ăn tốt nhất lúc này chính là bột có chứa nhiều chất sắt. Sau đó bé có thể ăn lòng đỏ trứng, rau củ tươi non, nội tạng động vật, các loại thịt…

Bé ăn sữa ngoài, nếu trong sưa xó hàm lượng sắt hợp lý thì không cần chú ý bổ sung sắt nhiều, chỉ cần uống sữa, kết hợp ăn dặm là được. Đương nhiên, khi bé được 6 tháng, mẹ cũng cần tích cực cho bé ăn dặm, vì ăn dặm trở thành một trong những nguồn thức ăn cung cấp dinh dưỡng cho bé.

Tránh béo phì

Tránh béo phì cho bé
Tránh béo phì cho bé

Béo phì ở trẻ nhỏ thường ẩn giấu những mối đe dọa đối với sức khỏe ở tuổi thành niên, cha mẹ cần khống chế tốt, không để trẻ béo phì.

  1. Không nên thúc giục trẻ ăn nhiều. Nhiều bậc cha mẹ có thói quen để con ăn thêm chút nữa. Thông thường sau khi ăn no, trẻ vẫn có thể ăn thêm 20-30ml thức ăn nữa, vì thế khi bố mẹ ép ăn thêm một chút, bé cũng ăn theo ý bố mẹ. Trên thực tế, cho dù là vài miếng nhỏ cũng có thể dẫn đến béo phì. Nhắc nhở các bậc cha mẹ, khi bé không muốn ăn nữa, tức là bé đã ăn no, không nên ép bé ăn thêm.
  2. Khi cho bé ăn dặm, nên khống chế hàm lượng đường trong thức ăn. Nhiều bà mẹ phát hiện trước khi ăn dặm con chẳng tăng cân chút nào, nhưng sau khi ăn dặm thì con lại tăng cần rất nhiều. Đó là do trẻ hấp thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường. Bột trẻ em chứa hàm lượng đường không nhỏ, vì thế không nên cho bé ăn quá nhiều.
  3. Cần giảm hấp thụ đường tinh chế. Đường tinh chế là chất giúp con người béo lên nhanh chóng. Nhưng trẻ lại thích ăn ngọt, đồ càng ngọt trẻ càng thích ăn. Bơ sữa, bánh ngọt, bánh quy, nước hoa quả… đều là món tủ của bé. Cha mẹ cần hạn chế cho bé ăn những thứ này. Ngoài ra, hoa quả chưa hàm lượng đường khá cao như chuối… cũng không nên cho bé ăn quá nhiều.

Nếu bé đã phát phì, không nên giảm béo cho bé như người lớn, tránh dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Thông thường, mẹ cần điều chỉnh lại việc ăn uống, hấp thụ ít các chất chứa đường, dần dần tình trạng này sẽ được cải thiện.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!