Trí nhớ của người trưởng thành bao gồm trí nhớ phân tích và trí nhớ lý giải. Ví dụ, để ghi nhớ một người, chúng ta sẽ lập tức phân tích người đó là nam hay nữ, già hay trẻ, cao hay thấp, béo hay gầy… Thế nhưng, trí nhớ của trẻ sơ sinh không cần và cũng không thể phân tích hay lý giải như vậy, nó hoàn toàn ghi nhớ nhờ những ấn tượng có được. Bộ não của trẻ sơ sinh sẽ chụp lại hình ảnh giống như một chiếc máy ảnh, sẽ ghi lại âm thanh giống như một chiếc máy ghi âm. Khu vực ghi nhớ trong não của chúng giống như một cuộn phim quay chậm, chỉ cần chiếu đi chiếu lại vài lần là có thể ghi nhớ được ngay.
Trẻ sơ sinh ghi nhớ các sự việc, nắm vững ngôn ngữ, nghe nhạc, xây dựng hành vi…đều nhờ vào khả năng ghi nhớ “cảm quan” nhiều lần. Khả năng ghi nhớ này vô cùng hiệu quả.
Bước sang lứa tuổi mới, khả năng ghi nhớ thong qua ấn tượng này vẫn rất mạnh, khả năng ghi nhớ thông qua lý giải đã bắt đầu xuất hiện, vì thế, chúng ta vừa cần phải tận dụng khả năng ghi nhớ thông qua ấn tượng, vừa nên phát triển khả năng ghi nhớ thông qua lý giải.