Dinh dưỡng bà bầu (Tuần 07)

Dinh dưỡng bà bầu

Ăn cá đúng cách giúp thúc đẩy sự phát triển đại não của trẻ

Thịt cá chưa hàm lượng DHA lớn, ăn cá giúp cho sự phát triển đại não. Nhưng không phải cứ ăn cá là có lợi, phương pháp ăn không đúng còn có hại cho sức khỏe.

Trong thời kỳ mang thai không nên ăn gỏi cá. Gỏi cá chưa được xử lý qua nhiệt độ cao, ký sinh trùng và vi khuẩn vẫn còn, sau khi vào cơ thể thai phụ, không những không bổ não, mà còn làm hại đến sự khỏe mạnh và an toàn của thai nhi.

Những loại cá bị nhiễm thủy ngân như cá mập, cá đầu vuông, cá ngừ cali, cá lư, cá kiếm… không nên ăn thường xuyên, mỗi tuần không nên dùng quá 1 lần, tránh có quá nhiều thủy ngân trong cơ thể, có hại đến sự phát triển thần kinh của bé. Hơn nữa nên thường xuyên thay đổi các loại cá, không nên chỉ ăn một loại cá.

Khi chế biến cá, nên ăn cùng với đậu phụ giúp tăng giá trị dinh dưỡng, nâng cao việc hấp thụ chất đạm và canxi. Ngoài ra, cho thêm tỏi và giấm có thể loại bỏ vi khuẩn sống trên thân cá, hấp thụ được nhiều canxi và phốt pho trong thịt cá.

Hàm lượng DHA có trong thịt cá đều tập trung xung quanh đầu và mỡ cá, vì thế khi ăn cá, cố gắng ăn hết cả 2 phần này.

Khẩu vị của thai phụ có sự thay đổi

Khẩu vị của thai phụ trong thời kỳ mang thai có sự thay đổi lớn, điều này có thể hiểu được là do nhu cầu của em bé trong bụng. Thai phụ thường rất thích ăn một số món nào đó, do cơ thể đang thiếu chất đó, nhưng cũng không nên ăn qúa nhiều. Những món trước đó rất thích ăn, sau khi mang thai lại cảm thấy khó chịu, không thích, còn những món không thích ăn trước kia, giờ lại rất thích. Một số thai phụ trước đây thích ăn kiêng, ăn chay thì sau khi mang bầu rất thích ăn thịt. Còn có một số thai phụ có thói quen kỳ lạ như thích ăn giấy, ăn tro, ăn tường vôi… Trường hợp này cần đến bệnh viện khám để xem thai phụ thiếu chất gì còn bổ sung kịp thời.

Thai phụ trở nên thèm ăn bởi nhu cầu phát triển của thai nhi, vì thế họ thuwongf thích ăn gì là ăn cái đó, không nên kiêng khem. Có điều không nên ăn quá nhiều, cũng không nên ăn những thực phẩm không tốt cho mẹ và bé.

Thai phụ thích ăn chua, cay cũng cần kiềm chế

Một trong những thay đổi từ khẩu vị của thai phụ chính là thích ăn chua cay, mặc dù khoa học không chứng minh, nhưng thực tế cho thấy chua cay là 2 loại khẩu vị mà phần lớn các thai phụ rất hay ăn. Tính chua và cay làm giảm tiết dịch dạ dày, ảnh hưởng đến sự thèm ăn và chức năng tiêu hóa. Thai phụ thích ăn cay cần hạn chế. Thai phụ thích ăn chua, nên chọn lựa một số loại thực phẩm phù hợp như: cam, kiwi, cà chua… có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước để uống. Thai phụ cũng có thể uống sữa chua, hoặc ăn hoa quả dầm sữa chua để tăng cường chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe. Không nên ăn các loại rau dưa muối chua, vì những thực phẩm này có chứa rất nhiều muối, không có lợi cho thai phụ.

Nếu lúc chưa mang bầu, bạn thường xuyên ăn chua cay hàng ngày, thì khi mang bầu ăn một chút cũng không sao, nhưng không nên ăn quá nhiều, để tránh tình trạng khó tiêu, táo bón, mụn nhọt…

Giới thiệu thực đơn dinh dưỡng tuần 7

Canh chống nôn

Nguyên liệu: 2 quả trứng gà, ½ chém giấm, 1 thìa nhỏ đường trắng.

Cách chế biến: Trứng gà đánh tan, cho 1 thìa đường nhỏ, nửa chén giấm và khuấy đều. Đổ nước vào nồi đun sôi, cho từ từ hỗn hợp trứng gà vào nồi, đun sôi là ăn được.

Công dụng: Có tác dụng chống nôn, mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 3 ngày, triệu chứng nôn nghén của bạn sẽ giảm rõ rệt.

Canh củ cải

Nguyên liệu: 200g củ cải, 100g rau mùi, một chút muối.

Cách chế biến:

  1. Củ cải rửa sạch, gọt vỏ thái mỏng; rau mùi rửa sạch.
  2. Củ cải cho vài chảo dầu xào qua, đổ một ít nước đun chín, sau đó cho rau mùi vào tiếp tục đun, cho chút muối vào đảo đều là được.

Công dụng: Món này có tác dụng chống nôn tốt. Ngoài ra, đặc điểm của rau mùi là có mùi thơm, làm tăng cảm giác thèm ăn cho thai phụ.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!