Giáo dục cho bé từ 7-9 tháng tuổi

Phát triển tiềm năng trẻ bao gồm những nội dung gì?

Theo các chuyên gia nghiên cứu hiện nay, có 8 nội dung phát triển tiềm nằn trẻ bao gồm: Khả năng âm nhạc, vận động, ngôn ngữ, giao tiếp xã hội, toán học, không gian, nhận biết tự nhiên và khả năng lĩnh hội.

Khả năng âm nhạc

Không chỉ bao gồm cảm giác âm nhạc, mà còn là khả năng cảm nhận tất cả các âm thanh của thế giới. Bồi dưỡng khả năng âm nhạc cho trẻ, cần cho trẻ lắng nghe các loại âm thanh, ví dụ âm nhạc, âm thanh thế giới tự nhiên, giọng hát của mọi người xung quanh…

Khả năng vận động

không chỉ là khả năng hoạt động, mà còn cả việc vận động ngôn ngữ cơ thể bày tỏ tư tưởng, tình cảm… thay đổi hình dạng sự vật. Các loại động tác, các trò chơi hoạt động cơ thể cũng giúp bé phát triển khả năng vận động.

Khả năng ngôn ngữ

Người có khả năng ngôn ngữ tốt sẽ hiểu và biết vận dụng ngôn ngữ đó. Muốn phát triển khả năng ngôn ngữ cho bé, cách tốt nhất là nói chuyện nhiều hoặc đọc sách nhiều cho bé nghe.

Khả năng giao tiếp xã hội

Người có khả năng  giao tiếp xã hội giỏi sẽ được mọi người yêu mến. Họ sẽ hiểu người khác hơn, từ đó để người khác hiểu bản thân mình hơn. Giao tiếp xã hội của bé chính là bắt đầu học cách giao tiếp với bố mẹ. Nếu giao tiếp với bố mẹ thuận lợi, dần dần bé sẽ có thuận lợi khi giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội.

Khả năng toán học

Khả năng toán học của bé phát triển khá muộn, khoảng 4 – 6 tháng tuổi bé mới đầu cảm giác được sự thay đổi rõ ràng của số lượng, nhưng khả năng này lại đặc biệt quan trọng, là cơ sở để bé nhận biết các kiến thức khác. Sau 6 tháng, có thể cho bé làm quen với một số khái niệm tư duy logic về nhiều – ít, ngắn – dài, to – nhỏ…

Phát triển tiềm năng cho trẻ
Phát triển tiềm năng cho trẻ

Khả năng không gian

Người có khả năng không gian tốt sẽ có khả năng nghệ thuật tố, hiểu và vận dụng các màu sắc, đường nét tốt. Cha mẹ có thể cho bé xem các tấm ảnh, các bức vẽ, bức tranh ngộ nghĩnh…

Khả năng lĩnh hội

Chính là khả năng bé tự nhận biết và khống chế bản thân. Một người có khả năng lĩnh hội cao sẽ chủ động hoàn thành các việc mà mình nên làm, biết cách khống chế mình. Phát triển khả năng này cho bé có thể bắt đầu từ thói quen sống hàng ngày.

Khả năng nhận biết tự nhiên

Người có khả năng nhận biết tự nhiên tốt sẽ yêu mến thiên nhiên, có tấm lòng yêu thương rộng mở. Thường xuyên cho bé ngắm khung cảnh thiên nhiên giúp bồi dưỡng khả năng nhận biết thiên nhiên của trẻ.

Có thể thấy, phát triển tiềm năng của trẻ là tổng hợp của nhiều phương tiện, mỗi khả năng của trẻ đều rất quan trọng, vì thế không nên phát triển lệch lạc.

Chú ý: Mỗi bé đều có ít nhất 8 khả năng, điều quan trọng là chúng ta phát triển chúng thế nào.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ

Chuyên gia giáo dục cho rằng, khi trẻ sinh ra cũng là lúc bắt đầu nên dạy trẻ, dạy càng sớm càng tốt, chậm một giây là lạc hậu một giây. Cách nghĩ này khác cực đoan nhưng lại có tính hợp lý nhất định. Giáo dục, bồi dưỡng là công việc mang tính liên tục, luôn được thực hiện trong cuộc sống. Cha mẹ tốt nhất đặt ra kế hoạch và bồi dưỡng trẻ theo kế hoạch của mình.

Trong kế hoạch này, nên bao gồm những nội dung sau:

  1. Cần bồi dưỡng trẻ thành một người như thế nào. Mục tiêu bồi dưỡng trẻ của bố mẹ nên rõ ràng, chủ yếu là để trẻ trong tương lai trở thành một người như thế nào: có ý chí nghị lực, chăm chỉ cần cù, dịu dàng hay hoạt bát lanh lợi… Chỉ cần xác định được mục tiêu, mới có thể hiểu được các kiến thức có liên quan và có hướng dẫn thích hợp cho trẻ. Nhưng tốt nhất là không nên quá kỳ vọng vào con cái.
  2. Phân tích và nhìn nhận cá tính của trẻ. Sau khi xác định được mục tiêu, cần nhìn nhận các tính của trẻ. Từ 7 – 9 đã bộc lộ cá tính khá rõ ràng. Nếu cá tính của trẻ mâu thuẫn với mục tiêu bồi dưỡng của cha mẹ, ví dụ muốn trẻ hoạt bát lanh lợi nhưng trẻ lại có cá tính thâm trầm, tốt nhất nên tôn trọng tính cách của trẻ. Bởi không có cá tính tốt và xấu, hơn nữa cá tính không có liên quan đến sự thành công của con người, chỉ cần dạy trẻ đúng cách thì đứa trẻ nào cũng có thể trở thành người xuất sắc. Vì thế, cho dù trẻ có tính cách như thế nào, bố mẹ cũng nên chấp nhận.
  3. Lập kế hoạch bồi dưỡng trẻ. Khi đã xác đinh được mục tiêu, phân tích tính cách của trẻ, bố mẹ cần đặt ra kế hoạch bồi dưỡng. Kế hoạch đó cần biểu dương tính tốt, giảm tính xấu, để trẻ tự tin về những ưu điểm của mình, bồi dưỡng tâm thái tích cực, để trẻ dần dần thay đổi thói xấu.

Khi bồi dưỡng trẻ, cha mẹ không nên sốt sắng, vội vã, hãy để trẻ trưởng thành một cách tự nhiên, vui vẻ.        

Những trò chơi điển hình

Học vỗ tay
Học vỗ tay

Chỉ ra bộ phận cơ thể

Sau 8 tháng, bé có thể hiểu được sự khác nhau của bản thân và người khác, cũng có thể hiểu biết nhất định về cơ thể mình. Cha mẹ hãy dạy trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể và hướng dẫn bé chỉ ra các bộ phận đó.

Tìm đồ vật theo gợi ý

Bé trên 8 tháng tuổi đã có thể nghe hiểu một số điều, lúc này bố mẹ hãy cũng bé chơi trò chơi tìm đồ vật theo gợi ý. Ban đầu, hãy để đồ vật ở nơi cố định, sau đó thay đổi vị trí, khi bé không tìm thấy, bố mẹ sẽ có gợi ý để cho bé tìm ra đồ vật đó.

Học vỗ tay

Khi bé được 8 tháng tuổi, mẹ đặt bé vào lòng, cầm hai tay bé vỗ vào nhau, sau đó vỗ theo tiết tấu âm nhạc. Trò chơi này giúp bé vui vẻ và dần dần cảm nhận được tiết tấu giai điệu nhạc.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!