Chọn thời điểm cai sữa thích hợp
Sau khi cho bé ăn dặm được một thời gian, khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của bé đã tốt hơn, trong khoảng 18 đến 24 tháng, mẹ có thể xem xét cai sữa cho bé.
Nhưng cai sữa vào lúc nào, mẹ có thể căn cứ vào tình trạng của bé để điều chỉnh. Nếu bé rất thích bú sữa mẹ, ăn ít các thức ăn ngoài, thì nên cai sữa sớm cho bé. Vì sữa mẹ trong giai đoạn này không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng nữa, nếu coi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính, bé sễ bị thiếu chất.
Môi trường sống thay đổi hoặc sức khỏe bé không tốt, bé dễ lo lắng, lúc này sẽ không thích hợp cai sữa, vì thế khi chuyển nhà, đi du lịch, thăm người thân hoặc bé bị ốm, mẹ không nên cai sữa bé.
Nếu thực sự không biết có nên cai sữa hay không, mẹ nên cho bé đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, xác định bé khỏe mạnh, chức năng tiêu hóa tốt, thì việc cai sữa sẽ thuận lợi hơn.
Sau khi cai sữa cho bé, làm thế nào đảm bảo dinh dưỡng
Sau khi cai sữa, sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của bé dễ gặp vấn đề, có nhiều bé bị thiếu chất dinh dưỡng. Cha mẹ cần chú ý hai đặc điểm sau:
Thứ nhất, cai sữa là chỉ việc cai sữa mẹ, không phải là cai các loại sữa khác. Khi cai sữa mẹ, cần cho bé uống nhiều sữa bột hơn. Mỗi ngày nên cho bé uống từ 500ml sữa bột trở lên, có thể chia làm 2 – 3 bữa, sắp xếp vào buổi sáng, 3h chiều và buổi tối trước giờ đi.
Góc dành cho bố
Khi cai sữa mẹ, bé dễ nảy sinh cảm giác lo lắng là bị bỏ rơi, vì thế mẹ cần thường xuyên, ở bên cạnh bé, chơi đùa cùng bé, giảm bớt lo lắng cho bé.
Thứ hai, thức ăn dặm của bé cần phong phú và toàn diện, một ngày ăn ba bữa, kèm thêm hai bữa điểm tâm. Lúc đầu, thức ăn chính: đảm bảo 100 g/ngày, sau đó tăng lên theo độ tuổi; rau: nên chọn rau xanh là chính, lúc đầu mỗi ngày ăn khoảng 50 – 75g, sau đó dần dần tăng 100g; các loại đậu 25 g/ngày; các loại cá, thịt, gan tạng khống chế ở mức 50 – 75 g/ngày, có thể ăn luân phiên thay đổi nhau; dầu ăn, đường: 10 – 20 g/ngày là được.
Tập cho bé tự xúc ăn
Bé được khoảng 10 tháng tuổi, hầu hết không muốn ngồi ngoan ngoãn để chia mẹ đút cho ăn mà muốn giành lấy thìa tự xúc. Lúc này mẹ có thể hướng dẫn cho bé tự xúc ăn để bồi dưỡng khả năng hoạt động đôi tay cho bé.
Vì thế chưa thể xúc cho vào miệng mình được, chỉ cần làm theo mà thôi nên mẹ cần chuẩn bị hai bộ dụng cụ ăn: một bộ dùng cho mẹ để đút cho bé ăn, một bộ dùng cho bé tập luyện.
Ngoài ra, cần chuẩn bị cho bé một chiếc ghế và bàn ăn, để bé cùng ăn với người lớn. Đặt thức ăn của bé lên bàn, cho bé tự cầm thìa xúc.
Khi luyện tập, mẹ dạy cách cầm thìa, sử dụng dụng cụ ăn uống. Tuy nhiên, bé chẳng nghe lời mẹ đầu, cũng chưa điều khiển được các động tác nên thường xuyên làm rơi vãi thức ăn ra bàn, ghế, quần áo, sàn nhà… mẹ không nên mắng bé. Trước khi ăn hãy đeo yếm cho bé, trải báo ra sàn nhà, mặt bàn, để tiện cho việc thu dọn.
Bồi dưỡng thói quen ăn uống tốt cho bé
Bồi dưỡng cho bé thói quen ăn uống tốt để bố mẹ có thể đỡ vất vả.
Ăn đúng giờ, đúng lượng
Hãy cố gắng để bé ăn uống đúng giờ, vào thời gian cố định, địa điểm cố định, hình thành ấn tượng và thói quen cho bé ăn uống đúng giờ, vào thời gian cố định, địa điểm cố định, hình thành ấn tượng và thói quen ăn cho bé.
Không vừa ăn vừa chơi
Cho bé mang đồ chơi lên bàn ăn hoặc dùng đồ chơi phân tán sự tập trung chú ý của bé, sau đó đút và cho bé nuốt một cách vô thức là cách làm không khoa học. Mỗi lần ăn, che mẹ nên nói với bé không chơi nữa, ăn măm thôi. Dần dần, bé sẽ hiểu lúc ăn cơm là không đùa nghịch, từ đó học cách tập trung ăn uống.
Khi ăn cần có tâm trạng vui vẻ
Trong khi ăn uống không nên trách mắng trẻ, không nên ép trẻ những thứ trẻ không thích, hãy để trẻ có tâm trạng vui vẻ khi ăn. Đây là điều quan trọng hình thành thói quen ăn uống tốt cho trẻ.
Thực ra, rất nhiều thói quen của trẻ đều được kế thừa từ cha mẹ, vì thế khi bồi dưỡng thói quen ăn uống cho trẻ, cha mẹ cần làm tấm gương tốt cho trẻ noi theo.