Giáo dục cho bé từ 10-12 tháng tuổi

Tiến hành giáo dục sớm cho bé nhờ vào các loại giáo cụ

Bé dưới 1 tuổi đã nhận biết sự vật, học cách nhận biết thông qua nghe, nhìn, sờ và chưa có khả năng tư duy trừu tượng, tư duy logic, vì thế cần nhờ vào giáo cụ để dạy cho bé, các tài liệu giáo dục đơn thuần sẽ không có hiệu quả, ngược lại làm bé chán ghét. Giáo cụ dạy học có thể là những đồ đạc trong cuộc sống hàng ngày, cũng có thể là những đồ chơi trí tuệ bố mẹ mua.

Những đồ dùng hàng ngày: Đồ dùng hàng ngày có nhiều màu sắc, tạo hình khác biệt, bố mẹ căn cứ vào đó để dạy  bé về màu sắc, hình dạng, chức năng… Những bài học này có thể tiến hành bất cứ lúc nào. Mẹ đang cầm cái gì, cái này dùng để làm gì, dùng như thế nào, có hiệu quả ra sao… đều khiến bé vô cùng kinh ngạc, thích thú, hãy nói thật sinh động để bé cảm thấy hứng thú, dễ nhớ.

Đồ chơi trí tuệ

Trên thị trường có bán rất nhiều đồ chơi trí tuệ, cha mẹ đều có thể mua về cho bé chơi. Khi mua chú ý đồ chơi đó thích hợp với độ tuổi của bé. Đồ chơi nhỏ hơn hoặc lớn hơn độ tuổi của bé đều không có tác dụng. Bé chưa thể lập tức hiểu ngay cách chơi các đồ chơi, vì thế cha mẹ không nên để bé chơi một mình, cần hướng dẫn, chỉ bảo cho bé, giúp bé học cách chơi, như vậy mới có hiệu quả.

Giáo dục sớm thực ta là một bài học tổng hợp, đề cập đến nhiều phương diện, không nên thiên lệch về vấn đề nào, nên để trẻ tiếp xúc và hiểu biết rộng.

Sử dụng giáo cụ
Sử dụng giáo cụ

Không làm giảm tính tò mò, ham tìm tòi của trẻ

Sau khi biết bò, bé trở nên hiếu động, nghịch ngợm, luôn chân, luôn tay, bất cứ chỗ nào bé cũng bò đến nhìn ngắm,  sờ mó, cắn gặm… đó là biểu hiện của tính tò mò và ham tìm tòi của bé. Đương nhiên, sự tò mò này cũng mang đến cho bé nguy hiểm nhất định, cha mẹ cần trông nom bé cẩn thận. Có một số bậc cha mẹ vì muốn con an toàn, luôn ngăn cấm con hoạt động, không cho con đụng vào thứ nọ, sờ vào thứ kia. Nhưng làm như vậy khiến trẻ càng trở nên nhút nhát, mất đi ham muốn tìm hiểu.

Cha mẹ không nên ngăn cấm trẻ, nhưng cũng cần tìm cách bảo vệ an toàn cho trẻ. Đầu tiên, cần loại bỏ những vật gây nguy hiểm, những vật dụng liên quan đến điện cần có lớp bảo vệ hoặc khóa cẩn thận, như vậy cha mẹ có thể để cho trẻ tự do khám phá.

Đối với những vật mà trẻ hứng thú, cha mẹ cần giảng giải cho trẻ hiểu, mặc dù trẻ không hiểu, những trẻ cảm thấy bản thân được tôn trọng và tăng thêm ham muốn tìm hiểu.

Bé bắt đầu muốn có bạn chơi cùng

Trong giai đoạn này, bé rất thích có người chơi cùng. Điều này chứng tỏ bé ngày một lớn. Lúc này, mặc dù bé rất hứng thú khi có bạn khác chơi cùng, nhưng chúng lại không có khả năng chơi cùng nhau, cũng khó học được điều gì từ nhau, vì thế người chơi với bé lúc này tốt nhất là cha mẹ.

Bé thích chơi các trò chơi lặp lại, ví dụ bỏ gỗ xếp hình vào hộp và lại đổ ra, rồi lại cho vào, hoặc bé vứt đồ chơi ra ngoài, bố mẹ nhặt vào. Điều này làm bố mẹ cảm thấy chán nản, nhưng cũng cần kiên nhẫn. Sở dĩ bé thích chơi một trò chơi mà lặp lại nhiều lần, vì bé thấy được kỹ năng của mình ngày càng hoàn thiện, từ đó có cảm giác thành công, thỏa mãn. Ngoài ra, khi chơi trì chơi đó nhiều lần, bé có thể đoán trước được việc gì sẽ xảy ra tiếp theo, điều này khiến bé vô cùng đắc ý, vì thế càng thích chơi hơn. Kinh nghiệm của trẻ có được là do lặp lại nhiều lần và điều này lại vô tình kích thích rất tốt lên não bộ của trẻ.

Hãy là người bạn chơi của trẻ, kiên nhẫn chơi trò chơi với trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ cách chơi hợp lý.

Bé chơi cùng bạn
Bé chơi cùng bạn

Những trò chơi điển hình

Giấu đồ

Cha mẹ có thể chơi trò chơi này với bé để rèn luyện khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ và khả năng tư duy, đồng thời tăng thêm quan hệ tình thân, bồi dưỡng tình cảm vui vẻ cho bé. Bố mẹ có thể dùng chăn nhỏ, khăn mặt che mặt bé, sau đó giấu quần ào, mũ, đồ chơi của bé đi, hướng dẫn bé đi tìm. Bé tìm được sẽ tỏ ra rất vui vẻ. Dần dần bé học được cách giấu đồ chơi, còn bố mẹ đi tìm.

Bé học tiếng Anh

Bé đã hiểu một số đơn từ rồi, mẹ có thể dùng những từ tiếng Anh để dạy bé. Giống như là mũi, mắt, tai…, hay những đồ dùng hàng ngày như mũ, đèn, thìa… Ví dụ để bé chỉ ra các bộ phận trên cơ thể mẹ nói: “Mũi, mũi là nose; tai, tai là ear; Mắt, mắt là eye”… Mẹ cũng có thể dạy bé một số câu ngắn, ví dụ “Show me your nose. Chỉ vào mũi của mẹ.” “Where is dad? Bố con đâu rồi?”… Cha mẹ không cần lo lắng là bé không biết, ở phương diện này bé rất giỏi đấy.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!