Giáo dục sớm cho trẻ chú trọng tới sự phát triển toàn diện về nhân tố trí tuệ và phi trí tuệ

Giáo dục sớm cho trẻ là giáo dục chú trọng tới sự phát triển toàn diện về các nhân tố trí tuệ và phi trí tuệ. Cùng với việc khai phát trí tuệ của trẻ nhỏ cùng đồng thời phải chú trọng tới việc bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất phi trí tuệ như trí tiến thủ, sự chuyên tâm làm việc, lòng tự tin, khả năng kiểm soát bản thân, lòng tôn trọng thầy cô giáo, tình yêu thương đối với bạn bè, tuân thủ kỷ luật, chuyên cần nghiên cứu…

Vì thế, những đứa trẻ này khi vào tiểu học dù đã nắm được không ít kiến thức hoặc chỉ nghe thầy cô giáo giảng bài một lần là đã hiểu nhưng tuyệt đối không gây mất trật tự trong lớp học. Chỉ cần các thầy cô giáo gợi ý một chút, chúng sẽ thể hiện lòng nhiệt tình học tập, có thể tự mình đọc hiểu, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc hơn, tích cực phát biểu ý kiến, xung phong giải các bài tập khó, con người không thể nhận thức và lĩnh hội được tất cả chỉ sau một lần học, những học sinh đã có nền tảng cơ sở tương đối tốt không chỉ thu được nhiều điều mới mẻ khi học cùng một loại giáo trình (ví dụ, một bài toán có nhiều cách giải, vốn từ vựng nắm được được càng thêm phong phú, chuẩn xác; tư duy và trí tưởng tượng càng thêm rộng mở và sâu sắc; các kỹ năng và kỹ xảo càng thêm thành thục) mà còn có thể khẳng định rằng đó là những lá cờ đầu trong phong trào học tập, có thể đưa ra câu hỏi, thảo luận giải đáp thắc mắc, làm mầu cho các bạn khác, gây ảnh hưởng tích cực tới các bạn khác trong lớp, đồng thời còn thúc đẩy phong trào thi đua dạy và học.

Có nhiều những học sinh tiểu học như vậy chẳng phải là một việc đang vui mừng của nền giáo dục hay sao? Trên thực tế, những em nhỏ thông minh sớm mà chúng tôi thường xuyên quan tâm, sau khi vào tiểu học đều là những học sinh xuất sắc, thậm chí còn trở thành những trợ thủ đắc lực của các thầy cô giáo, vì vậy quan điểm cho rằng những đứa trẻ tiếp thu tri thức một cách có hệ thống, ngoan ngoãn biết nghe lời, “thầy bảo gì trò làm nấy” mới là những đứa trẻ để dạy bảo, bản thân nó là một quan điểm giáo dục cổ hủ. Nếu áp dụng quan điểm này vào giáo dục, chúng ta không thể bồi dưỡng nên những nhân tài giàu khả năng sáng tạo, thông minh xuất chúng hơn người được.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!