Giáo dục sớm cho trẻ là sự thống nhất giữa phát triển trí tuệ và tích lũy tri thức

Giáo dục sớm cho trẻ là sự thống nhất giữa quá trình phát triển trí tuệ và quá trình tích lũy tri thức. Quan điểm của chúng ta là hai quá trình này không hề mâu thuẫn, đối lập với nhau mà còn tác động qua lại với nhau và bổ sung lợi ích cho nhau. Con người phát triển trí tuệ của mình trong quá trình tích lũy tri thức, ngược lại, việc phát triển trí tuệ sẽ giúp con người có được trí thức nhiều hơn và nhanh hơn, đồng thời biết cách vận dụng tri thức một cách linh hoạt hơn để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Vì thế, nếu không có sự phối hợp hài hòa của cả hai quá trình này mà chỉ đơn phương phát triển một quá trình nào đó sẽ làm cho nó trở nên không còn có ý nghĩa.

Ví dụ: Một người cha đi đón con ở trường mẫu giáo, trên đường về nhà hai cha con vừa chơi đùa vừa trò chuyện vui vẻ, cùng nhau bắt bướm, bắt chuồn chuồn, bắt chim bồ câu nhưng không bắt được con nào. Vậy là giữa hai cha con này sinh cuộc đối thoại sau:

Cha: “Con có biết thế nào là chim không!”

Con: “Chim bồ câu, chim sẻ, chim én và những chú chim công ở trong các vườn bách thú đều là chim ạ!”

Cha: “Đúng rồi con ạ, những loại vật đó đều là họ nhà chim, nước ta có tới mấy nghìn loại chim, con không kể hết được đâu! Vậy bố hỏi con nhé, những con vật như thế nào thì được gọi là chim?”

Con nghĩ một lát rồi trả lời: “Còn biết rồi bố ạ! Những con vật biết bay đều là chim”.

Cha: “Con thật biết suy nghĩ đấy! Chim bồ câu là chim. Vậy chuồn chuồn và bươm bướm có phải là chim không còn?”

Con nghĩ một lúc cảm thấy không hợp lý lắm, chuồn chuồn và bươm bướm trông chẳng giống chim tẹo nào! Vậy là con lại nói:

“Chim biết bay và biết kêu, chuồn chuồn và bươm bướm biết bay nhưng không biết kêu nên không phải là chim ạ!”

Cha: “Con suy nghĩ rất hay nhưng lại sai mất rồi! Gà trống và gà mái biết kêu nhưng không biết bay, vậy chúng có phải là chim hay không! Con dơi vừa biết bay vừa biết kêu có phải là chim hay không?

Cuối cùng, bố nói cho còn biết về hai đặc điểm lớn của loại chim, đó là: [l] Trên mình đều có lông vũ [2] Chim mái có thể đẻ ra trứng, Vậy chim là loại động vật đẻ trứng.

Con vui lắm, lại muốn tiếp tục hỏi cha: Vậy thì gà cũng là chim, chim bồ câu cũng là chim; con chuồn chuồn và bươm bướm thì là gì ạ? Dơi không có lông vũ vậy dơi thuộc loại nào ạ?… Thế rồi hai chữ con vừa đi vừa tìm bắt bướm, loại ấu trùng của con côn trùng này được gọi là sâu róm…

Cứ như thế, hai cha con thảo luận vô cùng sôi nổi. Đây cũng chính là một bài học bổ ích có sự kết hợp hài hòa giữa tiếp thu tri thức và phát triển trí tuệ. Trong quá trình trẻ nhận biết loại chim là loại có lông vũ và đẻ trứng cùng những kiến thức về côn trùng, đồng thời phát triển được tư duy và tưởng tượng như phân loại, suy luận, so sánh, trừu tượng và biểu tượng… Thêm vào đó là sự tăng cường khả năng chú ý, khả năng quan sát, ghi nhớ, bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu. Ngược lại, sau khi trẻ đã nâng cao trí tuệ của mình, nó sẽ có thể tiếp thu được nhiều tri thức hơn mà không cần thầy giáo hướng dẫn, sẽ nhanh chóng biết được quá trình trưởng thành của côn trùng từ trứng rồi biến thành sâu, có thể đưa ra nhiều câu hỏi và ghi nhớ nhiều kiến thức hơn…

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!