Bài tập cầm đồ vật
Nếu trẻ đã nắm chặt được quả bóng (cầm bằng lực) và chạm từng ngón tay vào ngón tay cái (cầm chính xác), chúng ta sẽ bắt đẩu dạy cho trẻ cầm bằng hai ngón – động tác căn bản để sử dụng dụng cụ bằng tay. Nếu hai mẹ con ngồi quay mặt vào nhau sẽ bị ngược tay nên lúc đầu, bạn hãy cùng ngồi quay về một hướng với trẻ, sau đó cho trẻ xem cách bạn cầm đồ vật để trẻ bắt chước. Nếu thấy trẻ có vẻ làm được, bạn hãy cho trẻ tự cẩm bằng nhiều ngón. Để trẻ tự quyết định sẽ gập ngón tay nào rồi vừa nhìn cử động của ngón tay vừa cầm vật, như vậy thì không chỉ vùng vận động mà cả vùng số 10 của vùng vỏ não trước trán cũng làm việc. Bạn hãy kiên trì luyện tập để trẻ tự mình suy nghĩ xem sẽ sử dụng ngón nào.
Lúc đầu, bạn ấn nhẹ vào ngón tay trẻ định gập lại để tạo cái cớ cho trẻ cử động
Tìm hiểu não bộ – Rèn luyện ý chí và thực hiện
Khi trẻ sử dụng các ngón tay một cách có ý thức, vùng não số 10 sẽ làm việc. Trong vùng vỏ não trước trán, vùng số 10 là vùng chỉ có ở con người. Từ khi trẻ có ý thức, vùng số 46 có chức năng suy nghĩ về sự vật và vùng vận động có chức năng hoạt động các ngón tay sẽ làm việc, giúp phát sinh hành động gọi là cầm nắm đồ vật. Đây chính là khởi điểm để trẻ tự mình suy nghĩ và sử dụng dụng cụ. Bài tập này giúp toàn bộ vùng vỏ não trước trán làm việc hết công suất.