Hai tuổi là giai đoạn như thế nào?

“giai đoạn tới hạn”, mẫn cảm với các kích thích cảm giác

Chúng ta cần kích thích nhiều ở “giai đoạn tới hạn”?

Các tế bào thần kinh bắt đầu được hình thành từ khi thai nhi 6 tháng tuổi và trong giai đoạn từ 8 tháng tuổi sau sinh đến 3 tuổi, các khớp thần kinh được tạo ra một cách mạnh mẽ. Người ta gọi đây là “giai đoạn vượt bậc về hình thành khớp thần kinh”.

Não bộ của trẻ lúc 2 tuổi bước vào “giai đoạn tới hạn”. Người ta thường nói “giai đoạn tới hạn” là giai đoạn từ 2 tuổi đến khoảng 3 tuổi rưỡi, giai đoạn này trẻ có phản ứng rất tốt với những kích thích về cảm giác. Nếu ở “giai đoạn tới hạn” này chúng ta không tạo cho trẻ những kích thích cảm giác phù hợp thì sau đó, dù có kích thích thế nào đi nữa, phản ứng của trẻ vẫn rất chậm, không thể tiếp nhận kích thích một cách nhạy bén được. 2 tuổi là giai đoạn rất quan trọng đối với trẻ vì là “giai đoạn vượt bậc về hình thành khớp thần kinh”“giai đoạn tới hạn”. Do đó, chúng ta cần ý thức vấn đề này để tạo cho trẻ những kích thích về cảm giác giúp trẻ hiểu và thực hiện phản ứng.

Các kích thích với vật thật và chất lượng tốt sẽ rất hiệu quả với trẻ

Những kích thích chúng ta mang lại cho trẻ ở “giai đoạn tới hạn” này có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời trẻ sau này. Chúng ta hãy mang cho trẻ những vật thật và chất lượng tốt để trẻ có được khả năng cảm thụ phong phú. Đối với thính giác, ta nên cho trẻ nghe những âm thanh tốt, bản nhạc hay. Đối với thị giác, ta nên cho trẻ nhìn những bức tranh với màu sắc rực rỡ hay các động vật đang di chuyển. Đối với khứu giác và vị giác, ta cho trẻ ngửi mùi hoa thơm, mùi cây cỏ hay các vị theo mùa. Bạn hãy cho trẻ nhiều loại kích thích như mạnh nhẹ hay mặn nhạt để trẻ ý thức được và ghi nhớ ở não bộ. Nếu bạn tạo cho trẻ hai kích thích cùng một lúc, như sau khi cho trẻ nhìn đồ ăn sẽ cho trẻ ăn luôn, hay sau khi cho trẻ nhìn nhạc cụ sẽ cho trẻ chơi thử…trẻ sẽ ghi nhớ rất sâu về đồ vật đó.

Trong số các kích thích về cảm giác, trẻ dễ quên các kích thích về xúc giác nhưng thực ra đây lại là kích thích rất quan trọng. Bình thường, bạn vẫn thường ôm hay xoa người trẻ một cách vô thức nhưng bắt đầu từ giai đoạn này, hãy ôm trẻ, xoa người trẻ, tiếp xúc với trẻ một cách có ý thức. Nếu trẻ biết khi làm điều đó sẽ được mẹ xoa sẽ xảy ra trong trạng thái “Cảm giác thoải mái”. Lúc này hệ thống VTA làm việc ở nhân liền kề sẽ sinh ra cảm giác thoải mái gọi là “thích quá”, thúc đẩy sự phát triển của thùy trán.

Để nuôi dưỡng não bộ trẻ tốt hơn…

Để nuôi dưỡng não bộ tốt hơn
Để nuôi dưỡng não bộ tốt hơn

Lập quy tắc và tuân thủ quy tắc đó

Để sau này trẻ có thể tuân thủ tốt các quy tắc ngoài xã hội, trước tiên trong gia đình, bạn cần tạo lập các quy tắc rồi yêu cầu trẻ tuân thủ những quy tắc đó. Cha mẹ chính là tấm gương cho trẻ, vì thế trong mọi trường hợp bạn phải tuân thủ đúng quy tắc đã đặt ra.

Tạo cho trẻ nhiều loại kích thích

Bạn hãy tạo cho trẻ thật nhiều kích thích chất lượng tốt. Tuy nhiên, dù là kích thích chất lượng tốt đến đâu chăng nữa, nếu chỉ là một chiều cũng không có ý nghĩa gì cả. Bạn cần giúp trẻ có hứng thú với những kích thích đó.

Quan sát trẻ kỹ lưỡng

Bạn hãy quan sát kỹ xem trẻ thích cái gì, tập trung vào việc gì để biết trẻ giỏi và kém việc gì, sau đó cùng chơi để giúp trẻ nâng cao điểm mạnh của mình.

Bố tham gia giáo dục con cái

Trẻ luôn ngưỡng mộ bố mình về sức mạnh cơ thể. Sự tin cậy mang tính tuyệt đối này chính là nhân tố quan trọng để giáo dục cho trẻ tính xã hội. Người bố hãy tiếp xúc với trẻ và dạy cho chúng nhiều điều.

Cho trẻ chơi với bạn bè

Nếu bạn cho trẻ chơi với các bạn cùng lứa tuổi sẽ rất tốt. Trong tập thể đó, trẻ sẽ học được nhiều điều như sự cảm thông với đối phương hay sự nhẫn nại.

Vận động không có “giai đoạn tới hạn” nên nếu trẻ sớm nhớ được cách vận động thì sẽ sớm thành thạo. Từ giai đoạn này, chúng ta nên tập cho trẻ tự dọn đồ chơi, cầm cốc, mặc quần áo, xỏ dép…

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!