Trẻ khó phân biệt chữ mới và cũ
Khi tiếp xúc với bất kỳ sự vật mới nào con người cũng đều bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm đã qua. Điều này làm cho việc tiếp thu sự vật mới dễ dàng hơn, nhưng nếu ảnh hưởng vượt quá mức giới hạn thì ranh giới giữa sự vật cũ và sự vật mới sẽ trở nên mơ hồ.
Trẻ cũng chịu những ảnh hưởng như vậy trong việc học. Khi học một chữ mới trẻ sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những chữ đã học có cách viết hoặc âm đọc tương tự. vốn kiến thức của trẻ còn hạn hẹp, khả năng quan sát và phán đoán còn kém, những chữ đã ghi nhớ thường chỉ được nhận thức mơ hồ, do vậy, hiện tượng khó phân biệt chữ mới chữ cũ là rất tự nhiên.
Thông qua so sánh chữ mới và chữ đã học giúp trẻ biến ghi nhớ phác họa những chữ đã học thành ghi nhớ rõ ràng, đồng thời thúc đẩy nhận thức tương đối rõ ràng về chữ mới học, từ đó phát triển sức chú ý, khả năng quan sát, khả năng phân tích và phán đoán hình chữ, âm chữ.
Phương pháp trò chơi hoạt động phân tích điểm giống và khác nhau của hai chữ, phát triển ghi nhớ chính xác được gọi là phương pháp học chữ qua so sánh.
Khi vận dụng phương pháp so sánh cần đặc biệt chú ý hai điểm: Thứ nhất, phương pháp này không phù hợp với trẻ dưới ba tuổi, bởi trẻ quá nhỏ để có khả năng chú ý, quan sát, phân tích, tư duy và khả năng ngôn ngữ vẫn chưa đạt đến trình độ có thể so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai chữ. Việc dạy chữ quá phức tạp sẽ ảnh hưởng đến tính tích cực của trẻ. Trong trường hợp này tốt hơn là nên phát huy sở trường ghi nhớ ấn tượng của trẻ. Thứ hai, khi so sánh hai chữ hoặc nhiều chữ với nhau (số lượng chữ đưa ra để so sánh phải căn cứ vào độ tuổi và khả năng ghi nhớ của trẻ), thì trong đó phải có một hoặc một vài chữ đã được học, lấy chữ đã học để dẫn ra chữ mới. So sánh hai hoặc nhiều chữ đã học sẽ càng giúp trẻ nhớ lâu.