Học thơ làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ

Không lâu sau khi Điền Thần học nhận biết chữ, tôi dạy cháu học thuộc thơ Đường. Ban đầu cháu không hứng thú lắm, cho đến khi cháu được 20 tháng tuổi, mỗi lần tôi đọc cho cháu vài bài, cháu không có chút phản ứng nào, nhưng khi đọc đến câu thứ hai của bài “Xuân hiểu”, cháu bỗng nhiên vui hẳn lên, liền nói: “Khắp nơi có chim nhỏ”. Tôi vui vô cùng, điều này chứng tỏ trong thơ có hình ảnh chú chim mà cháu thích. Tôi đọc cho cháu nghe nhiều lần, quả nhiên cháu đã học được.

Bài thơ này đã gợi mở cho tôi thấy rằng cháu sẽ rất hứng thú với những bài thơ cổ tự cháu thích. Thế là tôi liền dạy cháu những bài thơ như “Thất bộ thi”, “Vịnh nga”, hiệu quả đều rất tốt. Mỗi lần cháu nhìn thấy chim bay trên trời đều bất giác đọc bài “Xuân hiểu”, nhìn thấy ngỗng luôn nói “ngỗng, ngỗng, ngỗng, ngửa cổ hát lên trời”.

Do cháu đọc thơ từ sớm, nên vốn từ của cháu tự nhiên phong phú hơn, năng lực sử dụng từ ngữ cũng cao hơn, dần dần cháu cũng thử làm thơ. Thơ thực sự mang lại niềm vui cho cháu. Do sự tôi luyện của thơ ca, cháu rất yêu cái đẹp, đêm tối cháu say sưa ngắm nhìn những chùm sao, ngày xuân náo nức chạy bắt những chú bướm vàng đậu trên hoa. Cháu thường mở rộng vòng tay để ôm những cơn gió thổi tới, quỳ chân tìm những giọt sương đọng trên lá cỏ. Một đứa trẻ ba tuổi bước vào cảnh giới tươi đẹp của cuộc sống bằng phương thức độc đáo của riêng mình như thế đố.

Kể từ khi dạy cháu học thuộc thơ và đoạn văn ngắn, tôi cảm nhận được rằng” khi trẻ con hai, ba tuổi, đầu tiên nên dạy những bài thơ “năm chữ” có câu ngắn, số chữ ít, thuận miệng và dễ nhớ. Trong thơ tốt nhất nên có những hình ảnh trẻ con thích như hoa lá, chim muông và non nước, cây cối. Thời kỳ này chủ yếu luyện phát âm và trí nhớ, bồi dưỡng niềm hứng thú của trẻ đối với thơ. Hứng thú chính là giai đoạn đầu của chí hướng sau này, là cầu nối đi tới ước mơ.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!