Khi ba tuổi, trẻ đã bước đầu có khả năng lý giải có thể dạy những câu thơ có hàm ý rộng mở, nội dung phong phú, tư tưởng cao. Hãy để trẻ tiếp thu giáo dục một cách thích hợp, mở rộng tầm nhìn, khơi dậy tâm hồn. Quan sát sự vật, thông qua liên tưởng phong phú, dùng ngôn ngữ tự nhiên trôi chảy để diễn đạt, đấy chính là bài văn đầu tiên của bé.
Khi Điền Thần năm tuổi, một hôm ăn cơm xong, cháu vui vẻ nói với tôi: “Mẹ thật tốt, làm cho con các món ăn ngon”. Tôi cũng trêu lại cháu, nói: “Con là cô gái nhỏ từ đâu đến? Thật là khéo nói!” Cháu cười ha ha, nói: “Con chẳng phải là con gái mẹ sao? Con là hậu duệ của mẹ”. Tôi giật mình hỏi cháu: “Thế nào là hậu duệ!” cháu trả lời: “Tổ tiên là thế hệ trước, chúng ta là hậu duệ cũng giống như đuôi của chú chồng vàng mà mẹ”. “Sao lại có đuôi chồn vàng? Thật mới mẻ!” tôi hỏi lại, cháu nói: “Mọi người chẳng phải ai cũng nói con là cái đuôi của mẹ sao? Mẹ đi tới đâu, con theo tới đó, con là hậu duệ của mẹ, hậu duệ là cái đuôi mà”. Tôi cười không dứt. Thấy cháu hứng khởi, tôi cổ vũ: “Tình cảm của mẹ con mình tốt như vậy, con viết gì đi!”. Cháu trả lời: “Con làm bài văn Mẹ của tôi mẹ nhé”.
Sau đó cháu nói, con tôi vội cầm bút viết nhanh lại cho cháu, cháu nói từng câu từng câu, tư duy vô cùng logic lại không dùng thừa từ. Trước tiên, cháu nói khuyết điểm của mẹ như hay cáu, phương pháp giáo dục chưa đúng, từng đánh cháu, nói có thể làm người khác khóc, nước mắt rơi xuống đất, sau khi đánh mẹ lại thương xót vỗ về, thật là hạnh phúc biết bao! Sau đó cháu lại nói tiếp, mẹ nghiêm khắc là để dạy dỗ cháu, cháu yêu mẹ, lấy ví dụ như: “Mẹ cháu còn quý hơn cả gang thép, trái tim gang thép cứng, còn trái tim mẹ thì mềm”.