Kết quả của cuộc nghiên cứu “có phải tất cả những em thông minh lớn lên đều thành tài hay không?”

Các em dần lớn lên, bắt đầu vào tiểu học, trung học, sau đó có người đã sớm bước chân vào xã hội, có người lại tiếp tục học lên đại học, tất cả những sự thay đổi ấy của các em đều được những người tham gia nghiên cứu ghi chép lại. Kết quả của công trình nghiên cứu này đã được công bố vào thập niên 50 của thế kỷ XX cho thấy, tất cả các em tuy đã trưởng thành nhưng thành tích của mỗi người lại không giống nhau. Trong hơn 1500 đối tượng nghiên cứu được theo dõi sát sao ấy, phần đông đã giành được thành công trong sự nghiệp, có người trở thành chuyên gia, thành giáo sư, thành học giả, cũng có người trở thành doanh nhân song cũng có những người biến thành tội phạm hay những kẻ lang thang đầu đường xó chợ, có kẻ những nghèo khó đến cùng cực.

Theo phân tích, sở dĩ có những kết cục khác nhau như vậy là vì,  ngoài những nguyên nhân xã hội như không gặp thời thì những kẻ thất bại mang trong mình những phẩm chất, tính cách nào đó không tốt. Ví dụ, có người ý chí bạc nhược, có kẻ quá kiêu ngạo tự mãn, có người thiếu tinh thần dũng cảm đấu tranh vươn lên, có người sợ khó khăn gian khổ, có người vì ưa cô độc nên không giỏi giao tiếp xã hội, nói theo ngôn ngữ thịnh hành bây giờ là không giỏi xử lý các mối quan hệ cộng đồng. Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại là do những khiếm khuyết trong các nhân tố phi trí tuệ, khiến họ tụt hậu rất xa so với nhóm bạn cùng thời, thậm chí là bước vào con đường đi ngược lại với thành công.

Kết quả của quá trình nghiên cứu này gợi lên trong chúng ta thật nhiều suy nghĩ. Chúng ta cũng thấy trong xã hội có không ít những em thiếu niên đã trở thành tội phạm. Rõ ràng là các em đều thông minh nhanh trí hơn người, hoặc ít nhất cũng có chút thông minh, nhưng do phẩm chất đạo đức, tính cách không tốt nên dẫn tới kết quả trí thông minh phản bội lại trí thông minh.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!