Khi bắt đầu dạy chữ cũng không nên tham dạy nhiều, mỗi ngày dạy hai chữ là đủ. Khi ôn bài cũ nên ôn những chữ đã học trước, nếu nhất thời không nhớ ra thì cũng không nên bắt cháu phải nhớ, không để cháu cảm thấy chán nản và mất đi sự tự tin. Nếu cháu đọc sai cũng không nên tức giận, mà cần nhẹ nhàng sửa lại cho cháu, sau đó kiểm tra mười chữ một lần, khi ấy bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên về sự chuẩn xác trong đọc chữ của con, ngay cả tốc độ thuộc chữ cùng ngoài tưởng tượng của bạn. Khi Điền Thần hai tuổi, trong một phút cháu đọc liền một mạch 120 chữ, khiến tất cả mọi người có mặt đều hết sức bất ngờ. Tôi đã tính được khi cháu 20 tháng (khi đó tôi mới dạy chữ cho cháu được ba tháng), cháu đã biết 184 chữ, trong đó chỉ có nhầm lẫn từ “nói” thành từ “lói”.
Chú ý đến tâm trạng của trẻ. Khi cháu không vui, không nên ép buộc cháu. Nên dạy học lúc vừa đi làm về, vì lúc này cháu đang sống trong niềm hân hoan chào đón mẹ về. Đợi đến sau khi cháu đã hình thành thói quen và hứng thú học chữ, dù không dạy, cháu đang đợi bạn đấy. Một khi “thỏa thuận” đã đạt được, hiệu quả mà nó mang lại sẽ hết sức lý tưởng.
Khi việc trẻ học chữ trở thành thói quen, đã hình thành năng lực tiếp thu tương đối cao, cha mẹ không dừng ở chữ nữa mà tùy ý viết chữ lên giấy, cần cụ thể theo yêu cầu của cháu và tình hình thực tế từng bước tăng dần số lượng và độ khó của chữ, mỗi ngày dạy cháu 20 chữ hoặc hơn một chút, cũng nên để cháu bắt đầu luyện viết chữ.