Làm thế nào để dẫn dắt trẻ kết bạn với chữ viết?

Nội dung chính khi dạy trẻ dưới ba tuổi học chữ là cho trẻ xem chữ, nghe phát âm, tiếp xúc với sách vở thường xuyên, khơi dậy niềm hứng thú đọc chữ. Sau khi trẻ thích chữ viết, có thể cho trẻ học khoảng hai nghìn chữ, hình thành bước đầu khả năng học chữ và khả năng đọc câu cơ bản nhất, để trẻ dần dần đi vào đọc hiểu.

Làm thế nào để dẫn dắt trẻ kết bạn với chữ viết?

Trẻ nửa tuổi đến một tuổi bốn tháng đang ở trong giai đoạn chuẩn bị học chữ. Trong giai đoạn này, chúng ta chưa yêu cầu trẻ học chữ, nhưng phải tạo ra môi trường sống có chữ, có sách, để trẻ thích xem chữ, quen với người bạn mới này.

Khi trẻ đến tuổi có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không những phải cho trẻ xem đồ vật, quan sát màu sắc, nghe âm thanh, phân biệt hình dạng, chạm vào đồ vật, mà còn phải thường xuyên cho trẻ xem chữ, nghe người lớn đọc chữ, đọc sách. Chữ viết là hình ảnh và kí hiệu của ngôn ngữ, cuộc sống không thể tách rời khỏi chữ viết. Vì thế muốn học được cách sống thì trẻ phải tiếp xúc với chữ viết, làm quen với chữ viết. Bố mẹ trẻ nên dán chữ lên tường, treo tranh chữ trong phòng khách. Sau khi trẻ biết ngồi có thể làm một số đồ chơi có chữ cho trẻ chơi, cho trẻ xem sách tranh có chữ viết. Quan trọng hơn, khi trẻ chú ý đến chữ viết, người lớn phải chỉ chữ, chỉ câu, chỉ tranh và đọc cho trẻ nghe, dần dần trẻ sẽ hứng thú với chữ. Trong giai đoạn chuẩn bị học chữ, chúng ta không cần quan tâm đến việc trẻ có biết chữ hay không, mà chỉ cần trẻ chú ý và quen với việc xem chữ, nghe phát âm là đã đạt được mục đích.

Khi được một tuổi bốn tháng, trẻ chính thức bắt đầu học chữ, đồng thời cũng học cách nhận biết sự vật. Trên các đồ vật trong nhà có thể treo các chữ tương ứng, bắt đầu với những chữ đơn, như trên cửa treo chữ “cửa”, trên tường treo chữ “tường”, trên bàn treo chữ “bàn”, trên tranh treo chữ “tranh”, trên hoa treo chữ “hoa”… Trẻ sẽ dựa vào phương pháp “tai nghe, mắt nhìn, tay chỉ, tay cầm” để học chữ. Khi người lớn đọc một chữ, hãy dạy trẻ nhìn vào chữ đó, hoặc để trẻ cầm chữ đó lên.

Mỗi ngày chỉ cần vài phút, sau một thời gian tập luyện, trẻ sẽ có khả năng phát âm và nói, dần dần trẻ sẽ đọc theo và chuyển thành “chỉ chữ đọc”. Khi đó, một ngày trẻ có thể học một, hai chữ, đồng thời thường xuyên ôn tập lại cho trẻ qua trò chơi.

Trẻ hai tuổi có thể nhận biết từ nhiều âm tiết

Các đồ vật có treo chữ sẽ ngày càng phong phú thêm. Như “ti vi”, “tủ lạnh”, “đài”, “xe đạp”, “búp bê”, “nhà bếp”, “nhà vệ sinh”, “ban công”, “giá sách”, “ghế sa lông”, “tủ quần áo”, “hộp kẹo”, “bát hoa”, “bồn rửa mặt”, “khăn mặt”, “ô tô”, “vịt con”, “thỏ con” (đồ chơi)… Những chữ này đều có thể treo (đặt) lên trên đồ vật tương ứng. Cũng có thể viết thành ký hiệu hay câu, như “búp bê xinh đẹp”, “đây là đèn bàn”, “kia là đèn treo”… Dưới ảnh của gia đình có thể treo các chữ “bố”, “mẹ”, “Tinh Tinh” (tên của trẻ)…

Chữ trên thẻ chữ phải to rõ ràng, có thể dùng tờ lịch cũ cắt ra thành từng miếng rộng 20mm, dài 40mm, gấp hai đầu lại thành hình vuông (không cắt rời) là có thể viết chữ lên cả hai mặt. Loại thẻ chữ này vừa có thể đặt, vừa có thể treo lên. Nếu viết từ nhiều âm tiết hoặc câu ngắn thì giấy phải cắt dài hon, giữa các chữ nên có khoảng cách, để tiện cho trẻ nhận biết rõ ràng từng chữ, tránh tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Mỗi thẻ chữ đều nên làm thẻ chính và thẻ phụ, thẻ chính đặt hoặc treo trên đồ vật, thẻ phụ treo trên tường, sau khi trẻ biết đi thì có thể tiến hành trò chơi học chữ:

Chỉ chữ: người lớn đọc chữ, yêu cầu trẻ chỉ chữ trên đồ vật trước, sau đó mới chỉ chữ trên tường. Nếu trẻ chỉ sai thì yêu cầu trẻ chỉ lại, nếu chỉ đúng thì hãy khen ngợi khuyến khích trẻ.

Lấy chữ: người lớn đọc chữ, khuyến khích trẻ đi lấy chữ trên đồ vật, sau đó đi lấy chữ treo trên tường.

Đặt lại chỗ cũ: người lớn đọc chữ, khuyến khích trẻ đem chữ đã lấy được đặt lại chỗ cũ, đặt chữ lên đồ vật trước, sau đó treo lại chữ trên tường.

So sánh: sau khi dạy trẻ chữ trên đồ vật thì khuyến khích trẻ tìm chữ tương tự trên thẻ phụ, để trẻ so sánh xem hai chữ có giống nhau hay không, nếu không giống thì tìm lại.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!