Trẻ học tiếng mẹ để như thế nào?
Con chúng tôi học tiếng mẹ đẻ chủ yếu bằng cách học chữ, đọc, luyện khẩu ngữ và viết. Bốn kỹ năng này được tiến hành tuần tự, bổ sung hỗ trợ nhau.
Cháu chính thức bắt đầu học chữ khi được một tuổi ba tháng. Nhưng những hoạt động có liên quan đến việc học chữ thì lại được bắt đầu ở giai đoạn sớm hơn. Có thể nói, cháu đã bắt đầu học chữ từ khi nghe mẹ đọc các câu đồng dao, nói chuyện với cháu, dạy cháu học nói. Muốn học chữ thì trước tiên phải biết nói một số câu đơn giản. Chúng tôi sử dụng phương pháp dạy cháu nhận biết sự vật bằng vật thật và bằng tranh ảnh, để cháu có nhận thức lý tính về những vật thật được thể hiện bằng những ký hiệu trừu tượng, sau đó mới cho cháu làm quen với phần ngữ âm tương ứng. Dạy cháu học chữ trên cơ sở đó sẽ dễ dàng hơn. Ngay từ đầu, chúng tôi đã cho cháu học tiếng phổ thông và hệ thống ngữ âm quy phạm. Thực tiễn đã chứng minh, với những chữ chỉ các sự vật thân thuộc với trẻ thì cho dù cách viết có phức tạp đến mấy (ong mật), (bướm), trẻ cũng có thể nhớ rất nhanh. Còn đối với những chữ có ý nghĩa trừu tượng, thì cho dù hình dạng chữ có đơn giản đến đâu, trẻ cũng rất khó nhận biết. Điều đó đã nói lên tầm quan trọng của việc nhận biết sự vật trước khi học chữ, nghe âm trước khi phân biệt hình dạng.
Chúng tôi dùng giấy màu rực rỡ làm thành những thẻ chữ đơn để dạy cháu học và thu được hiệu quả rất tốt. Những thẻ chữ bán ở hiệu sách thường là hình nhiều chữ nhỏ, dễ làm phân tán sự chú ý của cháu, khó nhớ hình dạng chữ, nên chúng tôi không sử dụng.
Trẻ củng cố chữ đã đọc như thế nào?
Sau khi cháu biết được khoảng năm, sáu trăm chữ, chúng tôi để cháu bước vào giai đoạn ghép từ, giải thích nghĩa, nối câu. Như vậy cháu sẽ dễ củng cố những chữ đơn đã học. Cách này sẽ làm cho các từ đơn không còn là những ký hiệu chữ viết trừu tượng lẻ tẻ nữa mà là dòng thông tin ngôn ngữ sống động có quan hệ mật thiết với nhau và biểu đạt ý nghĩa cụ thể. Điều này không những làm cho việc học chữ không còn khô khan nữa, mà cháu còn có thể biết đọc sách một cách nhanh chóng. Chỉ khi bước vào giai đoạn đọc, cháu mới có thể liên tục củng cố những chữ đã học và không ngừng tăng số lượng từ ngữ mới. Chúng tôi mua cho cháu rất nhiều sách truyện có cả hình vẽ và chữ viết, nội dung từ nông đến sâu, từ đơn giản đến phức tạp. Khi lên ba tuổi, cháu đã có thể đọc các sách truyện như 365 ngày. Lượng sách cháu đọc càng ngày càng nhiều, phạm vi tri thức cháu biết ngày càng rộng, trí lực của cháu ngày càng phát triển.
Việc luyện khả năng biểu đạt bằng lời nói được tiến hành song song với việc luyện đọc, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Do từ đầu cháu đã nói tiếng phổ thông, chúng tôi lại tận dụng đầy đủ các phương pháp nghe nhìn hiện đại (như xem tivi, nghe băng), nên cháu thường xuyên được nghe ngôn ngữ sinh động và quy phạm. Chúng tôi còn thường kể chuyện cho cháu nghe và chú ý để cháu kể lại tình tiết những câu chuyện xem trên tivi, nghe trong băng hay đọc trong sách. Cách làm này đã giúp nâng cao khả năng chú ý, khả năng tư duy, ghi nhớ cũng như khả năng biểu đạt bằng lời nói của cháu. Dòng thông tin lời nói có được qua thính giác và dòng thông tin chữ viết có được qua thị giác tác dụng lẫn nhau, thấm nhuần sâu sắc, làm tăng nhanh tiến độ học tiếng của cháu, làm phong phú thêm vốn từ, nâng cao khả năng vận dụng từ ngữ của cháu.
Học viết phải tiến hành muộn hơn một chút, ít nhất cũng phải đợi đến khi cháu có thể cầm được bút viết. Con chúng tôi bắt đầu học viết lúc ba tuổi. Lúc đầu, chúng tôi yêu cầu cháu nắm được các nét chữ, thứ tự viết các nét, để cháu hình thành thói quen và tư thế viết tốt. Do cháu đã có cơ sở từ việc luyện đọc, luyện nói nên khi viết chữ gặp rất nhiều thuận lợi. Tục ngữ có câu: “Đọc hết vạn quyển sách, đặt bút viết như thần”. Để bồi dưỡng khả năng viết cho cháu, chúng tôi đặt mua các tờ báo Báo tiểu chủ nhân, Bảo văn học thiếu nhi, Nhật ký thanh thiếu niên, Báo thiếu niên Trung Quốc, Vua chuyện, Khỉ nhỏ, Trí lực và rất nhiều ấn phẩm dành cho trẻ em khác. Chúng tôi còn cố gắng tạo ra các cơ hội đi du lịch, tham quan cho cháu, để cháu tiếp xúc với thế giới tự nhiên và xã hội bên ngoài, giúp cháu hình thành thói quen viết nhật ký, ghi lại quá trình đi tham quan, du lịch, viết các bài viết khác. Theo thống kê không đầy đủ, hiện tại cháu đã viết được hàng vạn chữ gồm các bài viết và nhật ký.