Trên đây, tôi đã giới thiệu sơ qua về những kiến thức tâm lý học, mong rằng chúng sẽ thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh với lĩnh vực này. Điều tôi hi vọng nhiều hơn là, các bậc làm cha mẹ hãy chú ý tới tâm hồn của con mình và suy nghĩ tới những vấn đề sau: “Tâm lý của con có trưởng thành khỏe mạnh hay không? Các hệ thống và các bộ phận tâm lý của con có cao siêu hay không? Trình độ tâm lý của con có cao siêu hay không? Bình thường mình có nhận ra “cuộc sống tâm lý” của con hay không? Mình có tự giác bồi dưỡng “sinh mệnh tâm lý” của con hay không? Mình có mang lại cho sự phát triển tâm lý con “những liều thuốc bổ” hay không? Mình có làm lỡ dở sự trưởng thành tâm lý của con hay không? Mình có vô tình gây tổn thương tới sự khỏe mạnh trong tâm lý của con như thế nào? Làm thế nào để có thể nâng cao trình độ tâm lý cũng như tăng cường các sức mạnh tâm lý cho con? Muốn phát triển tâm lý cho con, tự bản thân mình phải tu dưỡng tâm lý của mình ở những trạng trái và mức độ nào?” Các bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi này nhé? Tôi thực lòng hi vọng rằng, các bạn sẽ rút ra được nhiều điều sau khi suy nghĩ về những vấn đề trên.
“Bảo tàng thần kỳ nhất chính là nội tâm của mỗi con người, chỉ sau khi đi sâu vào trong đó mới có thể khai thác được bảo tàng ấy.”
Lưu Ngôn
“Nhu cầu hoạt động của trẻ nhỏ dường như còn mãnh liệt hơn cả nhu cầu ăn uống.”
Montessori
“Câu chuyện về thời thơ ấu của nhà bác học Edison để lại trong chúng ta hai ấn tượng sâu sắc: Một là, phải khám phá khóa học từ nhỏ; hai là, để ươm mầm non khoa học, phải có một tình yêu như mẹ Edison”
Đào Hành Tri