Ông bà Hồ Hiếu Kì, Viên Kế Hạ đều là cán bộ đã nghỉ hưu. Bài viết “Niềm vui của ông bà Viên Nguyên” của ông bà giản dị, tự nhiên, như suối chảy mây bay, như những hạt mưa nhẹ rơi trong gió xuân, khiến người đọc luôn hướng về một cuộc sống thảnh thơi, vui vẻ.
Không có điều gì mang lại cho ông bà nhiều niềm vui và sự thú vị hơn việc dạy cháu nội. Xem xong trích đoạn nhật ký này, chúng ta cảm nhận được rằng, với ông bà, đó là thành công và niềm hạnh phúc lớn lao nhất.
Sự giáp dục cỉa ông bà đối với cháu đã hào vào trong cuộc sống thường nhật đến mức chúng ta không nhìn thấy dấu tích của việc “dạy dỗ”. Đây chính là phương pháo giáo dục tốt nhất, nó khiến các thầy cô giáo Mỹ xúc động, và họi cháu là “học sinh xuất sắc nhất”. Thầy hiệu trưởng còn nhận định “tài năng của cháu thật đặc biệt”, vì thế ông luôn tạo điều kiện cho cháu phát triển toàn diện dù cháu đang học mẫu giáo hay tiểu học. Một đứa trẻ mới 4-5 tuổi, hàng tuần đều chủ động đến thư viện mượn sách 2-3 lần, đã cho thấy khả năng ưu việt trong “tố chất cơ bản” và “tố chất tự phát triển” của cháu. Chắc chắn cháu sẽ có một tương lại xán lạn.
Bé Viên Nguyên đã nhận được sự dạy dỗ từ sớm của ông bà. Chúng tôi không chỉ cảm động trước “tình yêu giáo dục” của ông bà Viên, mà còn có được rất nhiều gợi mở từ phương pháp đó.
Một không khí gia đình hòa thuận, yên tĩnh sẽ khiến trẻ trở thành một em bé biết nghe lời. Chúng tôi đã từng đến nhà bé Viên Nguyên để khảo sát nghiên cứu. Nhà họ Viên sạch sẽ, ngăn nắp, trang trí đơn giản nhưng đẹp đẽ, thoáng đãng. Hai ông bà Viên tính cách trầm tĩnh, ôn hòa, yêu thương nhưng không nuông chiều cháu. Hai ông bà ham học, sống với cháu rất vui vẻ và bình đẳng, mọi chuyện đều giải quyết hợp tình hợp lý, nếu cháu không bao giờ giận dỗi vô lối, ông bà cũng không bao giờ cáu giận. Những đứa trẻ được sống trong mooik trường như vậy chắc chắn sẽ biết nghe lời, chuyên tâm, thông minh sớm, hay cười nói, biết trên biết dưới, biết kết hợp hài hòa giữa chơi và học. Một gia đình như vậy chính là “trường học” tốt nhất. Chúng tôi phản đối những gia đình lúc nào cũng ồn ào, đương nhiên cũng phản đối những gia đình sống trong bầu không khí quá trầm lặng, không có tiếng nói cười.
Gia đình họ Viên cũng có một môi trường rất tốt để trẻ phát huy trí tuệ và năng lực của mình. Đặc biệt là bà nội Hồ Hiếu Kì, bà kể chuyện cho cháu mọi nơi mọi lúc, truyền thụ tri thức cho cháu một cách tự nhiên, giúp cho khả năng “sử dụng kiến thức đúng hoàn cảnh” của cháu có đất dụng võ. Lâu dần, trẻ tự nhiên có hứng thú với tất cả mọi chuyện. Ông bà dạy cháu trong một khoảng thơi gian ít ỏi ban ngày, mỗi tối trước khi đi ngủ, ngôi nhà nhỏ lại là một “lớp học” tự phát nhưng cố định hàng ngày.
Trước khi Viên Nguyên biết nói, bà nội đã dạy cháu nhận biết chữ. Bà áp dụng phương pháp tiếp xúc nhiều lần, để hình thành sự nhạy cảm ở trẻ. Chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy, những đứa trẻ khoảng một tuổi vừa mới bắt đầu nhận biết chữ không nên sợ những chữ cận hình với nhau. Các bạn thấy đấy, Viên Nguyên “tám tháng đã biết phát âm những chữ đơn, có thể đọc chính xác gần trăm chữ đơn như thò, a, do, ruộng, công, phân, đất, công, chủ, ngoan, ngồi…” Thật sự cháu rất giỏi, bởi một đứa trẻ mới hơn tám tháng không thể hiểu được ý nghĩa của những chữ này do chúng là những chữ cận hình với nhau. Nhưng chỉ cần trẻ hình thành “sự nhạy cảm đối với việc nhận biết mặt chữ”, trẻ sẽ có thể tiếp thu và đọc được. Điều này cho thấy, khả năng phân biệt của trẻ rất tốt, nhưng nhất định phải dạy sớm, nhất định phải lặp đi lặp lại, không được miễn cưỡng, và phải tiến hành một cách tự nhiên. Thực ra, đây không phải là kì tích, trẻ con có thể phân biệt được những mặt người khác nhau – một việc còn khó hơn nhiều. Do trẻ được nhìn những khuôn mặt kahcs nhau nhiều lần, tự nhiên trong chúng sẽ hình thành nên khả năng phân biệt. Và mọi người cho đó là chuyện bình thường. Cũng như vậy, nếu được tiếp xúc nhiều lần với chữ, trẻ cũng tự nhiên biết phân biệt và nhận biết các mặt chữ.
Do đó, những chữ càng trừu tượng, càng khó hiểu càng phải học từ sớm. Bởi vì trước và sau khi trẻ được một tuổi, không yêu cầu trẻ phải hiểu được nghĩa của chữ, việc ghi nhớ hoàn toàn dựa vào “vô thức” và ấn tượng”. Nhưng sự khi trẻ lớn thêm một chút, trẻ lại không thích nhận viết những chữ và chúng hoàn toàn không hiểu nghĩa; khoảng ba tuổi, trẻ sẽ không thể ghi nhớ được những chữ cứng nhắc không chút thú vị như các chữ “Giáp”, “Do”, “Thò”, vì vậy có nên cho trẻ học trước và học sớm những chữ này hay không còn cần phải suy xét thêm.
Đối với những chữ trừu tượng hơn một chút như “của”, “rất”, “cổ”, ‘thị”, “châu”, “hỗ”… là “con hổ cản đường”thường thấy trong các quyển sách của thiếu nhi nên dạy, nếu dạy sau khi trẻ được ba tuổi, chẳng phải là sẽ khiến chúng gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình đọc sách hay sao? Vì lẽ đó, chúng tôi nên cho trẻ tiếp xúc sớm hơn, bắt đầu từ khi trẻ được sáu tháng tuổi, như vậy tức là chúng ta đã biến khó thành dễ. Các ông bố, bà mẹ hãy thử nghiệm xem sao?
Dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng phải thừa nhận, rằng dạy trẻ biết chữ sớm, biết đọc sớm có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí tuệ, năng lực và hình thành tính cách tốt ở trẻ. Từ ví dụ về bé Viên Nguyên, chúng ta có thể thấy, từ ngữ bé dùng thật phong phú, vận dụng hết sức chính xác, ăn nói lưu loát, phản ứng nhanh, tư duy tưởng tượng phát triển rất tốt.
Cháu yêu sách đến mức không muốn rời xa, 4-5 tuổi cháu đã bắt đầu hình thành khả năng tự học… Đọc đến đây, những ai cho rằng “dạy chữ sớm cho trẻ là có hại” có lẽ nên thay đổi quan niệm.
Trích đoạn nhật ký này còn mang lại cho chúng ta một sự gợi mở rất quý báu, đó là “sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường”: gia đình và nhà trường bổ sung cho nhau. Hàng ngày sau khi đi học về, trẻ thao thao bất tuyệt về việc học tập, sinh hoạt cúng như những điều được chứng kiến ở nhà trẻ, báo cáo sự tiến bộ của mình, biểu diễn những “chiêu thức” học được ở trường làm cả nhà cùng xem, như vậy không chỉ giúp trẻ ôn lại khả năng ngôn ngữ và nâng cao khả năng tưởng tượng của trẻ. Hơn nữa, nó còn giúp các bậc phụ huynh biết được biểu hiện của trẻ khi không ở nhà, quả là một mũi tên trúng mấy đích. Nếu các cô giáo ở nhà trẻ cũng thường xuyên khuyến khích trẻ nói về cuộc sống ở nhà, tuyên dương những bạn giỏi, và tiếp tục mở rộng đến các gia đình tốt biết bao! “Phương án 0 tuổi” chủ trương nhà trẻ nên coi việc giáo dục sớm cho trẻ ở gia đình là một phần trong công việc của mình. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong việc cải cách giáo dục ở nhà trẻ.
Cuối cùng, xin chúc cho bé Viên Nguyên ở bên kia đại dương nhạn khôn lớn, chúc cho chú chim ưng nhỏ biết bay sớm sẽ nhanh chóng vượt qua vạn dặm đường trở về phục vụ tổ quốc, trở về thăm ông bà nội yêu quý của bé!