Tuy nhiên, một phương pháp cho dù hay đến đâu, nếu sử dụng nhiều, trẻ cũng sẽ cảm thấy nhàm chán. Ví dụ, tôi áp dụng phương pháp câu cá để giúp cháu ôn tập lại những chữ đã học, mấy lần đầu, cháu rất chăm chú, nhưng hai ngày sau cháu không thích trò chơi này nữa. Các phương pháp khác cũng tương tự như vậy. Những lúc như thế, tôi có cảm giác dường như mình đành bó tay, hết cách. Sau đó tôi mới nghĩ ra rằng những phương pháp được giới thiệu trong sách chỉ mang tính đại diện, nên căn cứ vào sở thích của trẻ, không ngừng thay đổi và áp dụng những phương pháp mới. Có lần, cháu giở một cuốn sách dành cho thiếu nhi, chỉ một chữ và nói với tôi: “Bố ơi, đây là chữ chim”. Tôi thật sự không hiểu tại sao cháu lại biết chữ đó vì tôi chưa hề dạy cháu. Khi tôi hỏi sao cn biết, cháu đã dõng dạc đọc: “Say sưa trong giấc xuân nồng, nơi nơi trời sáng vang lừng chim ca”. Hóa ra, hai hôm trước tôi đã viết bài thơ này lên bảng và dạy cháu đọc chơi, ai ngờ cháu đã nhơ được chữ chim xuất hiện trong bài thơ. Sự việc gợi cho tôi thấy rằng một đứa trẻ ba tuổi tuy không mấy hứng thú với việc nhận mặt chữ nhưng khả năng lí giải và nhận thức sự vật của nó tốt hơn nhiều so với đứa trẻ một – hai tuổi.
Do đó, tôi vẫn quyết định dạy cháu nhận biết mặt chữ và đọc hiểu cùng một lúc. Trước đó, tôi từng dạy cháu học hơn 20 bài thơ cổ và bài hát thiếu nhi. Trước hết, tôi chọn ra những chữ thường xuất hiện trong các bài thơ cổ, bài hát thiếu nhi, những chữ cháu có thể hiểu được và những chữ có thể ghép thành tên của những sự vật quen thuộc viết lên giấy và dạy cháu học, để cháu có ấn tượng ban đầu với những chữ này. Tuy đã mấy lần nhưng cháu vẫn không nhớ được, nên sau đó tôi viết toàn bộ bài thơ hoặc bài hát thiếu nhi lên bảng đen, bảo cháu cẩm những tấm giấy có ghi chữ đặt lên trên những chữ tương ứng trên bảng và dạy cháu đọc to hai lần, rồi lại bảo cháu đọc cả bài thơ hoặc bài hát thiếu nhi một vài lần. Bằng cách này, trong chốc lát, cháu đã có thể ghi nhớ tất cả những chữ cần học. Để duy trì niềm đam mê đọc sách của cháu, tôi thường xuyên mua nhuwgx cuốn sách dành cho trẻ nhỏ, trước tiên đọc những câu chuyện và bài hát thiếu nhi cho cháu nghe, đợi đến khi cháu có hứng thú sẽ bắt đầu dạy cháu đọc. Tôi cầm bàn tay nhỏ của cháu chỉ lên những chữ trong sách, đọc từng câu một cho cháu nghe, sau đó chọn ra những chữ có tần suất xuất hiện nhiều để dạy cháu. Ban đầu, do những chữ cháu nhận biết chưa được nhiều nên khá khó khăn nhưng sau khoảng năm – sáu lần, cháu đã có thể học thuộc câu chuyện và bài hát thiếu nhi, còn chủ động chỉ từng hàng chữ và đọc, đến những chữ đang học thì ngừng và đọc lại lần nữa cho tôi nghe. Cùng với việc nhận biết được ngày càng nhiều những chữ xuất hiện trong câu chuyện hoặc bài hát thiếu nhi, niềm đam mê đọc sách của cháu cũng ngày một lớn hơn. Mỗi ngày, trên giường bệnh hoặc trước lúc đi ngủ, cháu đều phải đọc xong mấy bài hát thiếu nhi hoặc câu chuyện mới chịu đi ngủ.
Có lần, một người tôi gặp trên đường bảo với tôi ngày mai phải tham dự hội nghị, tôi sợ quên nên lấy bút ghi và lòng bàn tay. Khi đến bệnh viện, cháu nhìn thấy trên tay tôi có chữ, liền nắm lấy tay tôi và hỏi đó là những chữ gì. Tôi nghĩ chắc chắn cháu có cảm hứng với những chữ ghi trên lòng bàn tay tôi. Do viết rất láu, nên tôi tới bể nước rửa sạch, viết lại những chữ cần dạy, cố ý để cháu nhìn thấy, khi cháu hỏi đến lập tức dạy cháu, tôi viết chữ vào lòng bàn tay và lên mu bàn tay của cháu, cháu không chỉ tự nhận viết chữ mà còn thường xuyên giơ tay ra cho mẹ và cô giúp việc xem rồi nói: “Xem này, trên tay con có chữ xuân, hạ.”
Có một phương pháo luôn mang lại hứng thú cho trẻ, đó chính là dạy trẻ tên gọi của những đồ vật và chúng yêu thích, chúng sẽ học rất nhanh và nhớ rất lâu. Nếu cháu đòi viết chữ, tôi sẽ dạy cháu từ viết chữ, cháu thích đá bóng, tôi sẽ dạy cháu từ bóng đá; khi bắt sâu tôi sẽ dạy cháu từ sâu; tôi ngắt những chiếc là với nhiều hình dạng khác nhau mang về nhà để cháu đóng lên tường, giúp cháu nhớ từ lá cây v.v… Ngoài ra, tôi còn viết chữ lên bức tường cháu thường đi qua khi ra khỏi nhà, cháu cũng sẽ nhớ rất lâu.
Trong thời gian một tháng, bé Trạch Thanh đã học được hơn 300 chữ, có thể nắm chắc khoảng 260 chữ. Nhưng kết quả lớn nhất có lẽ là sự nhạy cảm của cháu đối với việc nhận biết mặt chữ, dù đi đến đâu, nhìn thấy những chữ quen thuộc, cháu luôn lớn tiếng đọc một lần.