Dạy Hạ Trạch Thanh học chữ

Khi tôi nhận được giáo trình “Phương án 0 tuổi” cũng là lúc cậu con trai tôi đã được hơn ba tuổi. Tôi như kẻ đói khát đọc một mạch hết cuốn giáo trình đó, lòng hối tiếc vô cùng vì đã tiếp cận với chương trình này quá muộn. Tuy nhiên, khi tôi chuẩn bị bắt tay vào việc giáo dục sớm cho cháu, cháu lại đổ bệnh phải nằm viện. Các bác sĩ chuẩn đoán cháu mắc “hội chứng thận hư”. Con ốm như thế, liệu có thể tiến hành giáo dục sớm được không? Tôi do dự mãi, tuy nhiên, những câu nói như: “Nếu bạn dắt đầu dạy trẻ từ ngày thứ ba khi em bé chào đời thì bạn đã muộn mất hai ngày” và “sự phát triển của trí tuệ và năng lực giống như hình tam giác” được nhắc đến trong “Phương án 0 tuổi” luôn vang vọng trong đầu tôi thôi thúc tôi, khiến tôi vô cùng lo lắng, bởi lẽ con trai tôi đã muộn mất hơn ba năm rồi, không thể đợi thêm được nữa. Do đó, tôi đã thực hiện các phương pháp như trong sách hướng dẫn.

Con trai tôi tên là Hạ Trạch Thanh. Nhớ lại cách đây không lâu khi dạy cháu học nói, vợ toi chỉ dòng chữ “vỏ Inox chất lượng cao, không bao giờ gỉ sét” ghi trên máy giặt và đọc cho cháu nghe, ai ngờ cháu chỉ cần nghe và đọc lại hai lần đã có thể nhơ được, khi vui vẻ cháu có thể chỉ và đọc rõ từng chữ một. Tôi rất ngạc nhiên về khả năng của cháu, do đó tôi quyết định dạy cháu học chữ. Khi mới bắt đầu, cháu vô cùng hứng khởi nên nhớ rất nhanh. Nhưng sau mấy lần lặp đi lặp lại, cháu không còn chứng thú nữa, vì thế tôi chẳng thể dạy được cháu. Tôi mất niềm tin. Ngoài ra, nhận thức của tôi chưa cao, chỉ coi việc dạy chữ giống như trò chơi, nên cũng buông xuôi theo cháu. Nhưng sau khi xem tài liệu hướng dẫn của các giáo sư, tôi mới biết phương pháp của mình chưa đúng.

Giờ đây, sau khi thực hiện theo phương pháp được hướng dẫn trong sách, dựa và đặc điểm tính cách của con trai, tôi đã lựa chọn được một vài phương pháp đặc biệt có hiệu quả. Bên cạnh giường bệnh của cháu là một ô cửa sổ với hai tấm kính rất lớn, tôi lấy những chữ đã viết sẵn (chỉ có thể viết bằng mực đen) đưa cho cháu vẩy nước lên và dán từng chữ một lên tấm kính, dán một chữ, học một chữ. Cháu vừa làm vừa chơi rất vui vẻ. Chơi được một lúc, cháu lại chủ động chỉ và nhận mặt những chữ dán trên tấm kính cửa sổ. Đến khi ăn cơm, tôi nói với cháu: “Đến giờ ăn cơm rồi, bố con mình thu dọn những chữ này lại nào”. Sau đó, tôi nói ra một chữ để cháu tìm và lấy chữ đó xuống từ trong rất nhiều tấm bảng chữ rồi đặt vào trong một cái hộp giấy.

Sau nửa tháng điều trị, bệnh tình của cháu có chuyển biến tốt. Được bệnh viện cho phép, buổi tối chúng tôi đưa cháu về nhà, sáng sớm ngày hôm sau lại đưa cháu đến viện điều trị. Vào khoảng 5 giờ chiều hàng ngày, cháu đòi về nhà, do đó tôi lại áp dụng theo phương pháp mà sách hướng dẫn, dạy cháu nhận viết hai chữ “về nhà” và cả tên những con phố, những trạm xe buýt phải đi qua. Có lần, trên đường về nhà, nhìn thấy tấm biển của một khách sạn, cháu bèn nói rất dõng dạc: “Bố ơi, nhìn kìa, kia là chữ nhà”. Khi được khen, cháu rất vui, suốt dọc đường không rời mắt khỏi những tấm biển quảng cáo, nhưng tiếc là cháu còn biết quá ít chữ. Tôi liền chớp thời cơ, ghi tất cả những chữ thấy trên đường lên một tờ giấy, ngày hôm sau dạy cháu trong bệnh viện, trên đường về lại chỉ và đọc cho cháu nghe. Sau một tuần ngắn ngủi, cháu đã nhớ tất cả những chữ ghi trên biển quảng cáo dọc đường về nhà. Để giúp cháu nhận viết nhiều chữ hơn rồi, tôi lại thay đổi lộ trình và đi theo đường xa hơn.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!