Lời bàn

Phó giáo sư Trần Lễ Dung của trường Đại học Vũ Hán là nghiên cứu viên của “Phương án 0 tuổi”, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Bắc Kinh vào những năm 1950, làm công tác giáo dục trong một thời gian dài và có kinh nghiệm giáo dục phong phú. Bà giành được thành công rất lớn trong việc giáo dục sớm cho cháu nội do đã hiểu được bản chất của “giáo dục tốt chất”.

Giáo dục tố chất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là bồi dưỡng cho con người những tố chất cơ bản như: bộ óc nhanh nhạy và linh hoạt, cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ phát triển tốt, phẩm chất, tính cách tốt và tình yêu với cái đẹp. Phương pháp giáo dục của bà Trần Lễ Dung rất toàn diện và mang tính thực tiễn cao, trong đó có những điều đáng quý là:

Tôn trọng và đối xử bình đẳng với trẻ nhưng cũng cần yêu cầu nghiêm khắc. Bà cho biết, với những yêu cầu hợp lý của trẻ, cần cố gắng đáp ứng; nếu không hợp lý cũng không thể nói lời từ chối một cách đơn giản mà phải dùng lý lẽ để khuyến khích cháu tự kiềm chế. Bà đã giải quyết tốt giữa khoan dung và nghiêm khắc, cháu bé rất biết nghe lời, có khả năng tự lập, hơn nữa còn rất yêu lao động. “Thầy nghiêm có trò giỏi”, nghiêm khắc là điều không thể thiếu, phải động viên và tin tưởng trẻ, để trẻ vui vẻ, nghiêm khắc như vậy nhất định có thể đào tạo nên một đứa trẻ tốt. Khi thấy trẻ đắp người tuyết vào mùa đông nhưng sợ lạnh và không làm tiếp, bà đã nghiêm khắc dạy cháu, đó là một ví dụ rất điển hình.

Phát triển trí tuệ và năng lực cho cháu từ việc bồi dưỡng khả năng quan sát và khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ cũng là một kinh nghiệm rất hay. Nhìn chung, trẻ dường như không nhìn thấy, không nghe thấy và càng không suy nghĩ về những gù xảy ra trong cuộc sống thường ngày, không biết đã bỏ lỡ bao nhiêu thời gian quý báu, thực sự là một lãng phí rất lớn trong cuộc đời. Còn bà Trần Lễ Dung đã dạy cháu quan sát, suy nghĩ, ghi nhớ, kể lại cuộc sống ở vườn trẻ, đồng thời liên hệ những điều đó với việc sau này lớn lên cháu sẽ trở thành một nhà khoa học, đó quả là một phương pháp rất hay. Nhờ có sự huấn luyện như vậy, cháu mới có thể quan sát giỏi, có những cảm nhận phong phú, biết suy nghĩ và đặt những câu hỏi thông minh. Chỉ khi để trẻ nhận thức và đánh giá những gì bản thân chúng nhìn thấy, nghe thấy, mới có thể bồi dưỡng nên những đứa trẻ có tính độc lập, sáng tạo và có chủ kiến.

Vì luôn được bà hướng dẫn quan sát những gì xảy ra trong cuộc sống nên khi hai tuổi cháu đã biết xem đồng hồ, khi đi dạo có thể nhận biết các chữ trên đường, biết nêu câu hỏi về những hiện tượng thiên nhiên, cháu cũng thích đọc sách và đọc thơ. Như vậy, “con chim nhỏ” đã có một “đôi cánh” khỏe mạnh, đương nhiên sẽ tập bay sớm.

Kinh nghiệm giáo dục của Trần Lễ Dung có thể nói là: “Bồi dưỡng tính cách là cơ sở, bồi dưỡng khả năng quan sát, suy nghĩ, biểu đạt là điểm đột phá, tự mình ham học hỏi là bước cất cánh. Một đứa trẻ có tính cách và thói quen tốt, thích quan sát và đặt câu hỏi, cuộc sống phong phú, khát khao tìm hiểu tri thức nên tiến bộ rất nhanh, nhận biết mặt chữ, tính nhẩm dường như không tốn nhiều công sức. Nói theo cách của bà: đặt câu hỏi, thảo luận, nhận mặt chữ, tính nhẩm… là phương pháp giáo dục không có hệ thống, không có quy phạm được tích lũy qua nhiều ngày tháng sẽ có đột phá, trẻ sẽ có thể tự đoán được những chữ không biết khi xem sách và chủ động nhận biết mặt chữ bằng các cách khác nhau, thậm chí còn tự nghĩ ra đề toán để mình làm… Đó chính là con đường lớn khôn hạnh phúc của trẻ”.

Rõ ràng đây là một phương pháp giáo dục bằng trò chơi cuộc sống rất hữu hiệu, ai có thể nói những năm tháng ngập tràn niềm hạnh phúc và sự tự tại của trẻ thơ mâu thuẫn với việc phát triển trí tuệ năng lực của trẻ? Ai dám nói học có nghĩ là nhất định phải trải qua “10 năm khổ ải”?

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!