Về việc thúc đẩy sự phát triển đầy đủ của con người, điều cuối cùng tôi muốn nói ở đây là vấn đề nền giáo dục của chúng ta nên đi theo hướng nào? Vì có người vừa mới nghe nói tới “phát triển”, ‘bồi dưỡng nhân tài có tố chất cao” liền cho rằng chúng ta đang hướng tới một số ít những “thần đồng”, do đó nó không mang nhiều ý nghĩa, vì thế nên chúng ta cần hướng tới số đông và chú trọng nâng cao tố chất cho những người lao động phổ thông. Thậm chí, có người còn lớn tiếng công khai: “Điều mà chúng ta cần là chú trọng giáo dục cho những trẻ khó khăn chứ không phải là đầu tư cho những em đã có nền tảng tốt”. Có thể nói, cách nhận thức và lối tư duy như vậy là vô cùng sai lầm.
Bởi lẽ, thứ nhất anh ta đã đánh giá thấp vai trò quan trọng của những nhân tài kiệt xuất trong việc thúc đẩy tiến bộ xã hội và thực hiện sự nghiệp hiện đại hóa. Bất kỳ một tòa nhà cao tầng nào cũng cần có những trụ đỡ, bất kỳ một môn khoa học nào cũng cần có người tiên phong mở đường, bất kỳ một quân đội nào cũng cần có nguyên soái, bất kỳ một lực lượng tiến bộ nào cũng cần có lãnh tụ, đây chẳng phải là chân lý rõ ràng nhất hay sao? Sự nghiệp chấn hưng đất nước đương nhiên cần một số lượng lớn những rường cột của dân tộc, chúng ta chú trọng tới việc bồi dưỡng nên nhiều nhân tài có tố chất cao và các nhân tài chuyên môn ở mọi tầng lớp, điều này có gì sai?
Thứ hai, chỉ có thực thi giáo dục sớm trên diện rộng, chú trọng tới những nhân tài có tố chất cao mới có thể đảm bảo nâng cao tố chất của đại đa số người lao động một cách phổ biến. Bởi các em nhỏ sớm thông minh xuất hiện trong số những em nhỏ bình thường, những nhân tài vượt trội được tìm thấy từ nguồn nhân tài rộng lớn; ngược lại, sự xuất hiện của những tài năng vượt trội trong số các nhân tài khác sẽ có thể giúp chúng ta vận dụng kinh nghiệm của chính họ vào thực tiễn giáo dục? Các vận động viên bóng bàn của chúng ta vì sao lại giữ được ngôi vị quán quân bóng bàn thế giới trong thời gian lâu như vậy, chẳng phải là vì họ đã được nâng cao trình độ trên cơ sở nền tảng phổ cập, đồng thời nhờ có những vị quán quân xuất sắc đó mà bóng bàn chẳng phải đã rất phổ biến ở Trung Quốc đó sao?
Thứ ba, chỉ có chú trọng bội dưỡng nhân tài có tố chất cao mới có thể thức đẩy được tính tích cực của giáo dục trong gia đình và trong trường học, từ đó nâng cao tố chất dân số một cách phổ biến. Bắt chước cái cao để lấy cái trung bình, bắt chước cái trung bình để lấy cái thấp, đây cũng là quy luật phổ biến. Nếu giáo dục chỉ để thỏa mãn yêu cầu của đại đa số người lao động bình thường, thì số lượng người lao động được đào tạo sẽ không còn là bao? Có những bậc làm cha mẹ chỉ mong con mình có được nghề để kiếm sống lương thiện nhưng rốt cuộc con họ vẫn “học không hay, cày không giỏi?”
Xét từ nhứng điểm nêu trên, đề xướng giáo dục sớm và giáo dục đặc biệt để phát triển đầy đủ bà toàn diện quyết không phải là vì một số ít các “thần đồng”, mà chính là vì đại đa số, vì lợi ích cơ bản của dân tộc Trung Hoa và toàn thể nhân loại!
“Mọi trẻ em đều là thiên tài, nhưng chúng ta đã chôn vùi tư chất thiên tài ấy trong sáu năm đầu tiên của cuộc đời chúng”
Bukemeini Frost Vicele