Nguyên tắc giáo dục sớm ở gia đình và nhà trường mầm non (3)

Nếu giáo dục sớm cũng áp dụng mô hình dạy học như ở trường thì chẳng phải là tiểu học hóa đích thực sao? Nếu các trường mầm non chỉ chú trọng vào việc dạy theo giáo trình, giáo dục theo hệ thống, có chung một yêu cầu đối với mọi trẻ, quy định chỉ tiêu, bắt trẻ phải kịp thời củng cố kiến thức, tất cả các nội dung dạy và học đều không dám vượt ra khỏi khuôn khổ, ví dụ trẻ chỉ nhận biết được bốn loại màu sắc thì không thể dạy chúng biết thêm một màu nữa; nếu dạy trẻ học một chữ hoặc học nhận biết chiếc đồng hồ thì đó là “trường mầm non không đạt chuẩn”; chỉ cho trẻ thấy trên bản đồ Bắc Kinh nằm ở đâu mà không cần phải chờ tới khi học môn địa lý trong chương trình lớp 5… Tất cả những điều ấy không là tiểu học hóa thì là cái gì?

Chúng ta cần thực sự kiên quyết phản đối phương thức dạy và học tiểu học hóa và người lớn hóa trong giáo dục ngay từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, thực chất của việc phản đối này nằm ở hai điểm: thứ nhất là phản đối tư tưởng giáo dục, mô hình và phương pháo giáo dục đi ngược lại đặc điểm sinh lý và tâm lý của trẻ; thứ hai là phản đối mọi nhân tố làm bó buộc và hạn chế sự phát triển toàn diện, đầy đủ của trẻ nhỏ. Chúng ta cần phải sáng tạo nên một hệ thống lý luận mới về giáo dục sớm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, không giống với giáo dục phổ thông song lại vừa có thể xây dựng được một nền tảng tốt cho giáo dục phổ thông và giáo dục đặc biệt, để từ đó thúc đẩy sự phát triển đầy đủ và toàn diện của trẻ, nâng cao tố chất dân số của dân tộc.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!