Nguyên tắc giáo dục sớm ở gia đình và nhà trường mầm non (2)

Sau đây, chúng ta sẽ liên hệ với thực tế một chút để nói về vấn đề phát triển toàn diện và đầy đủ. Nếu thực sự muốn nâng cao tố chất dân số, phát triển con người, bồi dưỡng nhân tài ưu tú, tôi cho rằng việc cần làm trước mắt là nghiên cứu và phổ biến những lý luận và phương pháp mới của giáo dục sớm, phản đối những phương thức giáo dục kiểu như “chăm sóc hóa”, “tiểu học hóa”, “nữ tính hóa”, “quý tộc hóa” và “vui chơi đơn thuần”, đặc biệt là “chăn sóc hóa” (quản giáo trẻ với mục đích không để bất cứ sự cố nào xảy ra với trẻ) và “tiểu học hóa” vì hai phương thức này mang lại nhiều nguy hại nhất.

Hiện nay, mọi người đều phản đối phương thức giáo dục tiểu học hóa trong công tác dạy và học ở trẻ, thế nhưng việc hiểu thế nào là “tiểu học hóa” và mức độ phản đối của mọi người lại có sự khác nhau rất lớn. Có người vừa nghe tới nhận mặt chữ và đọc sách đã vội nói “tiểu học hóa”, nghe nói trẻ đọc thuộc vài bài thơ cổ cũng nói “tiểu học hóa”, thậm chí việc học ngoại ngữ cũng cho đó là “trung học hóa”, học piano thì cho đó là “nhạc viện hóa”…

Dường như, những người có quan điểm này không muốn cho trẻ tiếp xúc với những gì có trong chương trình học của các trường tiểu học và trung học. Nếu suy luận như vậy thì ngay cả việc trẻ học đếm cũng không được phép, bởi lẽ chương trình toán học của tiểu học cũng bắt đầu từ những con số 1, 2, 3! Nếu lấy việc dạy cái gì ra để phân biệt tiểu học hóa và mầm non hóa, chẳng phải sẽ hạn chế nghiêm trọng sự phát triển đầy đủ và toàn diện của trẻ hay sao? Kết quả là sẽ đánh đồng mọi trẻ nhỏ, vậy thì còn nói gì tới phát triển đầy đủ, nói gì tới tùy từng trẻ mà áp dụng phương pháp phù hợp!

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!