Những bức thư chứng minh việc phát triển đồng bộ ngôn ngữ thị giác và ngôn ngữ thính giác

Bức thư thứ nhất:

“Hiểu Lộ của chúng tôi cuối cùng cũng đã bắt đầu bước đi trên con đường của cháu rồi. Mới tám tháng tuổi cháu đã có sự mẫn cảm đối với việc nhận biết mặt chữ và có thể nhận ra ba chữ (sách, cửa sổ và cửa ra vào)… 15 tháng tuổi cháy đã nhận biết được 120 chữ. Còn nhớ ngày cháu tròn một tuổi, vợ chồng tôi chụp ảnh sinh nhật cho cháu, cháu lẫm chẫm chạy tới những thẻ chữ trên sàn nhà rồi vội vội vàng vàng xếp đúng chữ mà mẹ yêu cầu. Tôi nghĩ, đây có lẽ là món quà sinh nhật mà vợ chồng tôi tặng cho con trai, hoặc cũng có thể nói rằng đó là cách mà con trai tôi báo đáp công lao dưỡng dục vất vả trong suốt một năm ròng của cha mẹ. Nhưng điều đó cũng chứng minh rằng nó chính là đáp án mà cả gia đình chúng tôi gửi tới “Phương án 0 tuổi” (trích thư của Lý Tuần – công tác tại Phòng nghiên cứu Giảng dạy Bệnh lý của Đại học Y Đồng Tế, thành phố Vũ Hán).

Bức thư thứ hai:

“Con gái tôi một tuổi rưỡi cháu đã nhận biết được hơn một nghìn chữ. Gần đây cháu có rất nhiều tiến bộ, khả năng biểu đạt ngôn ngữ tăng cao rõ rệt. Cháu rất thích đặt câu hỏi, đi tới đâu cháu cũng hỏi. Hơn nữa, con gái tôi còn rất say mê đọc sách, nhất là những cuốn truyện tranh với màu sắc trang nhã, đẹp mắt. Có lúc cháu ngồi một mình lặng lẽ giở sách ra xem… (trích thư của Trần Đức Nga công tác tại Phòng nghiên cứu Giảng dạy huyện Chung Tường, tỉnh Hồ Bắc).

Bức thư thứ ba:

“Lữ Siêu của chúng tôi mới ba tuổi đã nhận biết được rất nhiều mặt chữ. Theo sự gợi ý của các thầy, năm cháu lên bốn tuổi, tôi đã cho cháu vào học tiểu học. Cháu được các thầy cô cùng ban giám hiệu nhà trường rất mực quan tâm, tạo điều kiện đồng thời khích lệ cháu phát triển khả năng của mình. Hiện nay, cháu đã bảy tuổi và đang theo học lớp 5. Ngày 17 tháng 6 cháu thi tốt nghiệp trước ba tuần, từ lớp 5 học vượt lớp lên lớp 6, rồi say đó cháu tham gia kỳ thi tốt nghiệp với thành tích các môn đều đạt trên 80 điểm (ở Trung Quốc chấm theo thang điểm 100). Vì thế, chúng tôi đã viết thư cho Phó Chủ tịch phụ trách giáo dục của thành phố Thái Nguyên xin đặc cách cho cháu được lên học cấp trung học cơ sở. Ngài Phó Chủ tịch thành phố đã tiếp đón cả nhà chúng tôi rất nhiệt tình…” (Trích thư của Lữ Kiến Quốc và Cao Ngọc Bình, công tác tại bệnh viện công nhân của Nhà máy hóa chất Cảnh Nghĩa, thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây).

Bức thư thứ tư:

“Cách đây không lâu tôi có tham gia áp dụng “Phương án 0 tuổi”. Tôi đã dựa vào các phương pháp và thực hiện từng bước đã nêu trong sách để bồi dưỡng nên “sự mẫn cảm với nhận biết mặt chữ” cho con trong khoảng thời gian một tháng. Cùng với việc làm phong phú thêm cuộc sống của con, khi được mười sáu tháng tuổi tôi bắt đầu dạy chữ cho cháu. Tới nay mới chỉ vỏn vẹn bốn tháng ngắn ngủi mà kết quả của việc đó đã làm tôi vô cùng hài lòng. Cô con gái nhỏ của tôi đã nhận biết được gần 500 chữ rồi!” (Trích thư của Tưởng Vạn Dũng công tác tại Ban Tài chính khu Đông Hưng, thành phố Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên).

Tóm lại, những bức thư ấy đã chứng minh hiệu quả của việc trẻ nhận biết mặt chữ ngay từ khi còn nhỏ. Dưới sự hướng dẫn của các “phương án”, các bậc phụ huynh đã bồi dưỡng nên hàng ngàn em nhỏ đã nhận biết chữ khi ở tuổi lên ba hay bốn nữa. Em nhỏ Điền Thần ở thành phố Cáp Nhĩ Tân năm bốn, năm tuổi đã đọc rất nhiều sách, 11 tuổi thường xuyên có bài đăng báo và giành được giải thưởng Những bài văn hay quốc gia, đồng thời còn được tuyển làm phóng viên nhỏ cho báo Văn học thiếu niên Trung Quốc.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!