Phát triển ngôn ngữ thị giác là một phần quan trọng trong giáo dục tố chất (1)

Tầm quan trọng của việc nhận biết mặt chữ ngay từ sớm không thể hiện ở số lượng nhận viết được là bao nhiêu, cũng không biểu hiện ở việc yêu cầu trẻ nhỏ phải bước vào quá trình học tập văn hóa một cách có hệ thống. Nhận biết mặt chữ là một nội dung và phương pháp quan trọng trong giáo dục tố chất đồng thời nó còn là kết quả của giáo dục tố chất một cách toàn diện.

Thông qua việc nhận biết mặt chữ sớm để phát triển khả năng tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ, quan sát; thông qua quá trình đọc hiểu để phát triển năng lực tư duy và trí tưởng tượng, đây là những điều chúng ta rất dễ nhận thấy. Điều quan trọng hơn khi chúng ta dạy trẻ nhận biết mặt chữ sớm là nó có thể mang lại những tác động tích cực và có lợi nhất giúp các em nhỏ có thể phát triển năng lực ngôn ngữ của mình, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ thị giác sau khi các em đã bước vào giai đoạn đọc hiểu sớm.

Ngôn ngữ của con người được phân chia thành hai dạng văn nói và văn viết. Ngôn ngữ dùng trong văn nói chính là ngôn ngữ thính giác tác động tới các cơ quan thính giác, chủ yếu được dùng trong hội thoại và giao tiếp hàng ngày. Nó được sử dụng rộng rãi, khiến con người trở nên mẫn tiệp hơn và là công cụ hữu ích nhất để giao tiếp xã hội và tuyên truyền bằng miệng. Nó cũng có thể làm phong phú vốn tri thức của con người. Thế nhưng, văn nói lại không đủ tính quy phạm, không đủ tính hệ thống và không đủ độ sâu sắc. Vì thế, nếu chỉ có ngôn ngữ thính giác thì tư duy của con người không thể sâu sắc.

Ngôn ngữ dùng trong văn viết là ngôn ngữ thị giác tác động đến các cơ quan thị giác. Ưu điểm của nó là mang tính quy phạm, tính hệ thống và sâu sắc hơn so với ngôn ngữ dùng trong văn nói. Hơn nữa, thông qua hình tượng trong từng câu chữ, văn viết có sức mạnh kích thích tư duy và trí tưởng tượng của con người đồng thời giúp họ tăng cường trí nhớ. Nhờ đó, tất cả mọi người chúng ta đều có chung một trải nghiệm rằng, có những sự việc mới nghe qua chúng ta chỉ có chút ấn tượng mờ nhạt nhưng khi đọc văn chương (bao gồm thư từ, tài liệu, sách truyện) lại khiến chúng ta có được những lý giải thấu đáo, vì thế nó để lại trong chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Đó là nhờ tác dụng của ngôn ngữ thị giác được sử dụng trong văn nói biểu hiện ở từng câu chữ đã được sắp xếp. Nó cho chúng ta hiểu thế nào là “trăm nghe không bằng một thấy”.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!