Những điểm đặc sắc trong giáo dục

Việc thực hiện hiện đại hóa giáo dục mầm non và giáo dục tố chất cao phải bắt đầu khi trẻ còn nhỏ. Quá trình đó vừa phải tiếp thu những ưu điểm trong giáo dục truyền thống như coi trọng giáo dục về cái đẹp, chú trọng tới các hoạt động và trò chơi, đồng thời cũng cần tạo ra nét đặc sắc của riêng mình. Những điểm đặc sắc đó là:

Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng tố chất cho trẻ trước 3 tuổi

Trước ba tuổi, đại não của trẻ phát triển nhanh chóng, đã hình thành một mạng lưới thông tin cực kỳ to lớn, đây cũng là thời kỳ đặt nền tảng cơ sở về hành vi, ngôn ngữ, thói quen và tính cách cho cả cuộc đời của một con người. Giống như Montessori đã từng nói: “Sự phát triển trong ba năm đầu đời của con người lớn hơn bất kể một giai đoạn phát triển nào khác.” Vì vậy, giáo dục sớm không thể bỏ qua thời kỳ 0-3 tuổi, trong thời kỳ này phải để trẻ được sống trong môi trường phong phú, được chơi đùa vui vẻ, chú trọng cả về chăm sóc lẫn dạy dỗ, kiên nhẫn khai sáng và phát triển trí tuệ, bồi dưỡng thói quen, niềm đam mê và tính cách tốt đẹp. Giáo dục trẻ không thể nóng vội nhưng hiệu quả của nó thật to lớn. Những dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh sớm thường bộc lộ trước ba tuổi.

Phát triển đồng bộ ngôn ngữ thị giác và ngôn ngữ thính giác

Ngôn ngữ là công cụ, cũng là hình thức biểu hiện của tư duy, nhờ có ngôn ngữ mà con người thoát ra khỏi giới động vật. Việc phát triển đồng bộ ngôn ngữ thính giác và ngôn ngữ thị giác không những là phương pháp nâng cao trí tuệ của trẻ nhanh nhất và có lợi cho quá trình bồi dưỡng những nét tính cách tốt đẹp mà chúng còn có tác dụng những nét tính cách tốt đẹp mà chúng còn có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Nhờ có sự hợp lực đó, trẻ đã thoát khỏi “mù” đọc hiểu trong vô thức. Nếu để lỡ mất quá trình phát triển ngôn ngữ thị giác ở giai đoạn trước ba tuổi thì chỉ có thể bù đắp bằng cách thực thi phương pháp đọc hiểu nhanh ở giai đoạn sau ba tuổi.

Cho trẻ sớm tiếp xúc với ngoại ngữ thông qua cuộc sống và các trò chơi

Nếu không cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ sớm, sau này trẻ sẽ rơi vào tình cảnh “công sức bỏ ra thì nhiều mà thu hoạch chẳng bao nhiêu”, thậm chí là phí công vô ích. Khi trưởng thành các em không phải mang theo nỗi lo buồn vì ngoại ngữ khó học cả đời, vậy nên ngay từ giai đoạn sơ sinh hãy bồi dưỡng cho trẻ niềm hứng thú mô phỏng và sử dụng ngoại ngữ, từng bước hình thành cho trẻ thói quen đọc các từ đơn và câu bằng tiếng nước ngoài.

Tạo hứng thú và khả năng tính toán bằng bàn tính, bằng tay cùng các thao tác máy tính cho trẻ trước ba tuổi.

Đây là một nội dung quan trọng trong việc khai sáng và phát triển năng lực hai bán cầu não trái và phải, bồi dưỡng khả năng thao tác bằng tay cho trẻ.Để thực thi được cả bốn đặc sắc trên mà không làm ảnh hưởng tới nội dung giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục đạo đức trong giáo dục truyền thống, các trường mầm non cần chú ý một số điểm sau:

  • Phải cho trẻ tiếp xúc với nhiều hoạt động khác nhau, không được thiên lệch bất cứ một hoạt động nào
  • Bồi dưỡng sở trường và niềm đam mê của từng trẻ
  • Mưa dầm thấm lâu, không vì thành công mà nóng vội
  • Chú trọng tới phương pháp giáo dục, bồi dưỡng đam mê và cổ vũ tính tích cực của trẻ. Nếu làm được như vậy, giáo dục tố chất nhất định sẽ thành công.

Cuối cùng, các trường mầm non thực thi “Phương án 0 tuổi” phải thành lập các trường học dành cho phụ huynh, hướng tư tưởng, phương pháp giáo dục của họ cùng chung con đường của “Phương án 0 tuổi”. Như vậy, tình trạng một lớp học với hai giáo viên theo mô hình truyền thống sẽ chuyển sang mô hình một lớp học với mười mấy giáo viên, thật tốt biết bao!

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!