Nhưng điều cần biết khi trẻ bị bệnh giun

trẻ bị bệnh giun

Giun là bệnh ký sinh trùng thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ mắc bệnh về giun có thể biếng ăn, suy dinh dưỡng … Cha mẹ cần làm gì để phòng và điều trị bệnh nhiễm giun cho bé?

Có một số loại giun có thể sống trong cơ thể con người nhưng giun kim là con thường gặp nhất ở những nơi khí hậu ôn đới. Con giun này thường xâm nhập vào cơ thể dưới dạng trứng trong thức ăn, trứng này nở ra trong ruột và phát triển thành giun trưởng thành trong vòng 15 đến 28 ngày. Rồi các con cái lại đẻ ra nhiều trứng hơn nữa xung quanh hậu môn của con người, hiện tượng này làm cho ngứa, nhất là về đêm. Nếu bé gãi trứng dính vào tay, bé dễ đưa trứng vào miệng và bắt đầu lại toàn bộ chu trình. Giun kim dài 2 – 13mm vô hại, song chúng có thể sinh ra những triệu chứng khó chịu, như ngứa xung quanh hậu môn chẳng hạn. Giun kim cực kỳ dễ lây và cả gia đình phải được chữa trị cùng một lúc.

Giun đũa có thân tròn hiếm gặp nhưng dễ nhiễm vào trẻ em ở các khu vực điều kiện vệ sinh kém. Giun đũa thường gặp hơn ở những vùng khí hậu nhiệt đới. Các ký sinh trùng này dài 10 – 15 cm và trông giống giun đất màu trắng, người ta nuốt phải trứng cùng với thức ăn hay đồ uống bị nhiễm trứng giun và sau khi nở ra trong ruột, các con giun đẻ trứng đôi khi được bài xuất ra trong phân. Bé có giun trông giống có vẻ thiếu ăn và chậm phát triển.

Triệu chứng có thể gặp khi trẻ bị bệnh giun:

Giun kim

  • Ngứa xung quanh hậu môn, thường là về đêm.
  • Những con giun trông như sợi chỉ trắng trong phân.
  • Không ngủ được vì ngứa dữ dội.

Giun đũa

  • Chậm lớn
  • Có những con giun trắng trong phân.

Bệnh có nghiêm trọng không khi trẻ bị bệnh giun?

Giun thường không có gì là nghiêm trọng và có thể chữa trị dễ dàng.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị bệnh giun?

  1. Nếu bé gãi đít, bạn hãy khám vùng đít cháu khoảng một giờ sau khi cháu đã vào giường đi ngủ. Đây là lúc con giun cái trưởng thành thường ra ngoài đẻ trứng. Con giun sẽ trông giống như một mẩu chỉ nhỏ xíu. Hoặc, bạn hãy kiểm tra phân bé tìm xem có nhiều giun không.
  2. Nếu gần đây bạn vừa mới đi du lịch về từ những vùng người ta thường gặp bệnh nhiễm giun đũa và bé có vẻ khó ở, suy dinh dưỡng, bạn hãy kiểm tra phân cháu tìm xem có giun đũa không.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị bệnh giun?

Hãy đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt nếu bạn tìm thấy con giun. Hoặc nếu bạn đã từng ở một vùng thường có giun đũa và bé không lên cân.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị bệnh giun?

  • Bác sỹ sẽ kê toa một thứ thuốc đơn giản, thường dưới dạng một thứ bột hóa tan cho cả gia đình uống.
  • Nếu bé có giun đũa, bác sỹ sẽ kê toa một thứ thuốc để uống bằng đường miệng làm cho giun tê liệt. Bác sỹ cũng sẽ kê toa một thuốc nhuận tràng để cho bé tống được con giun theo phân ra ngoài.

Giúp trẻ bị bệnh giun bằng cách nào khi?

  • Bạn hãy cẩn thận theo lời chỉ dẫn để cho bé uống thuốc. Sau 12 giờ phân có thể lỏng và bé sẽ mắc đi tiểu. Người ta có thể khuyên bạn nên cho bé uống thuốc vào buổi sáng sớm.
  • Hãy nhắc lại liều dùng cho cả gia đình hai tuần sau. Một liều thuốc thường diệt các con lãi nhưng một liều tiếp theo sẽ diệt các trứng chưa kịp nở khi uống liều thứ nhất.
  • Bạn nên giúp bé giữ vệ sinh kỹ lưỡng. Trứng giun có thể len vào bên dưới móng tay và được bé đưa vào miệng trở lại.
  • Hãy cẩn thận cho bé mặc pyjama hay quần dài ban đêm để khi cháu gãi, tay cháu không trực tiếp tiếp xúc với hậu môn.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!