Những điều cần biết khi trẻ bị bong gân

Trẻ bị bong gân

Bong gân là tình trạng tổn thương các dây chằng nâng đỡ một khớp xương và giới hạn cử động của khớp. Chứng bong gân thường xảy ra do bị kéo căng quá, hoặc do một động tác xắn bất thình lình vặn khớp xương quá mức cử động bình thường của nó.

Bong gân là tình trạng tổn thương các dây chằng nâng đỡ một khớp xương và giới hạn cử động của khớp. Chứng bong gân thường xảy ra do bị kéo căng quá, hoặc do một động tác xoắn bất thình lình vặn khớp xương quá mức cử động bình thường của nó.

Sự cố trên khiến cho chảy máu trong khớp xương, dẫn tới hậu quả làm sưng, đau vì tình trạng bị giập nặng. (Nếu chỉ có một vài sợi của dây gân bị rách, người ta gọi là bị sái).

Các khớp xương thường hay bị bong gân nhất là mắt cá chân, đầu gối và cổ tay. Bởi lẽ các dây chằng ở các khớp xương đó gần bề mặt da và dưới dây chằng chẳng có gì ngoài xương cứng. Vết sưng lộ ra mau và bé sẽ không chịu được bất kì sự tác động nào lên vùng khớp đang bị bong gân.

Trẻ nhỏ bị bong gân là chuyện hiếm bởi lẽ các khớp xương của bé rất mềm mại. Tuy nhiên các trường hợp bong gân rất thường gặp ở nhóm tuổi từ 6 đến 12 tuổi.

Triệu chứng có thể gặp khi trẻ bị bong gân

  • Sưng và đụng tới là đau.
  • Đau khi khớp xương bị bong gân phải chịu bất cứ sức nặng nào.
  • Bầm dập.

Bệnh bong gân có nghiêm trọng không?

Bong gân đau nhưng không nghiêm trọng. Nên chụp X-quang để xác định đó là bong gân, gãy xương, hay trật khớp.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị bong gân?

  1. Nếu khớp xương hay chân tay bị thương không biến dạng đi (như trật khớp hoặc gãy xương), hãy đặt bé nằm xuống và nâng phần đoạn bị thương lên cao.
  2. Đắp một miếng gạc lạnh để làm cho bớt sưng.
  3. Nâng đỡ khớp xương bằng một cuộn băng bằng nhiễu bền chắc, quấn lên trên một lớp bông gòn dầy. Kiểm tra đều đặn phần được băng bó để chắc chắn không bị quá chật.
  4. Khuyến khích bé cho khớp xương nghỉ ngơi trong ít nhất là 24 tiếng.

Khi trẻ bị bong gân có cần đi khám bác sỹ không?

Hãy đi khám bác sỹ ngay nếu bị đau dữ dội và nếu khớp xương hay chân tay bị biến dạng, (hãy nghĩ đến trật khớp hay gãy xương). Đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt, nếu sau 48 tiếng, không bớt sưng hoặc nếu bé vẫn còn kêu đau nhiều và không chịu được bất cứ sức nặng nào đè lên phần bị thương.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị bong gân?

  • Nếu bác sỹ nghi là bị trật khớp hay gãy xương, bé sẽ được giới thiệu tới bệnh viện.
  • Nếu chấn thương là một ca bong gân, bác sỹ sẽ băng bó khớp xương bị tổn thương bằng một cuộn băng bền chắc.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!