Những điều cần biết khi trẻ bị bỏng

Trẻ bị bỏng

Bỏng là một chấn thương da sau khi tiếp xúc với nhiệt từ lửa, các thể dịch nóng, hóa chất, nắng, hay dòng điện. Ngoại trừ các vết phỏng nông trên bề mặt, mọi vết phỏng phải được chữa trị một cách nghiêm túc vì có thể bị sẹo, gây nguy cơ nhiễm trùng và bị choáng.

Bỏng là một chấn thương da sau khi tiếp xúc với nhiệt từ lửa, các thể dịch nóng, hóa chất, nắng, hay dòng điện. Mức độ nghiêm trọng của một vết phỏng bề mặt, có thể chỉ là một mảng da ửng đỏ hay một bọc đầy nước; ở một vết phỏng sâu, nhiều lớp da có thể bị bong đi. Chỉ có những vết bỏng trên bề mặt mới được chữa trị ở nhà – dù một vết bỏng trông có vẻ nhỏ hoặc không đau tới đâu bao giờ cũng có chút tổn thương những mô bên dưới (trong những ca phỏng sâu, không phải bao giờ cũng đau cả, bởi các đầu dây thần kinh đã bị tổn thương). Tất cả các vết bỏng đều rỉ ra nước trong, không màu sắc (huyết tương) nếu mất đi nhiều dịch quá, bé có thể đi vào tình trạng bị choáng.

Bỏng có nghiêm trọng không?

Trừ các vết phỏng nông trên bề mặt nhất, mọi vết phỏng phải được chữa trị một cách nghiêm túc vì có thể bị sẹo, gây nguy cơ nhiễm trùng và bị choáng. Các vết phỏng điện nghiêm trọng vì chúng có thể sâu nhưng bề mặt lại nhỏ.

Triệu chứng có thể gặp khi bị bỏng:

  • Những vế da đỏ tươi.
  • Những vùng da bọng chứa đầy nước.
  • Vùng da nhỏ đen xạm sau khi dòng điện đã tác động vào da.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị bỏng?

Đối với những vết phỏng nhỏ bề mặt:

  1. Hãy làm mát vùng bị tổn thương bằng cách đặt nó dưới vòi nước lạnh trong mươi, mười lăm phút, hoặc lâu tới mức bé chịu đựng được, hoặc chườm đá cục, nếu chỉ là một vùng da bị tổn thương.
  2. Hãy đắp vết phỏng bằng một tấm gạc vô trùng hoặc một chiếc khăn tay, ủi thẳng; tấm gạc phải rộng hơn vùng bị tổn thương. Bạn đừng nên thoa bất cứ thứ kem hay thuốc nước nào, và chắc chắn là không thoa bơ hay mỡ.
  3. Hãy cho bé (thiếu niên) uống paracetamol ở dạng viên hay nước để làm giảm đau.
  4. Bạn đặt vùng tổn thương hơi cao hơn một chút để luồng máu đưa tới khu vực này chảy chậm lại. Làm như vậy sẽ giúp giảm đau.

Đối với những vết phỏng lớn, sâu và bất cứ vết phỏng nào do điện:

  1. Nếu các vết thương là do những dịch thể như nước sôi, dầu sôi hay hóa chất, bạn hãy đeo đôi găng tay cao su, hoặc sử dụng một miếng vải hay tấm khăn lau để phòng dịch thể này tiếp xúc với da bạn, và hãy cởi bỏ quần áo bé ra (khi chưa được cởi bỏ, quần áo sẽ tiếp tục làm phỏng con bạn). Bạn không nên cởi phần quần áo nào dính quá chắc vào da.
  2. Trong trường hợp bé bị điện giật, trước tiên là bạn cắt mối gắn liền bé với dòng điện, bằng cách tắt cầu dao điện hoặc tách bé ra khỏi dòng điện bằng vật liệu không dẫn điện như gỗ chẳng hạn.
  3. Bạn hãy làm mát vùng tổn thương bằng cách cho chảy nước lạnh lên da, lâu tới chừng nào bé có thể chịu đựng được, nếu các vết bỏng bao phủ một vùng da rộng hơn, bạn hãy ngâm bé vào nước lạnh.
  4. Bạn hãy lấy tấm gạc vô trùng, hay bất cứ tấm vải nào sạch, không lông tơ, ví dụ như một khăn tay hay một áo gối đã ủi thẳng, đắp lên vùng bị tổn thương. Bạn đừng bôi bất cứ thứ kem hay thuốc xức nào, và chắc chắn là không thoa bơ hay mỡ lên.
  5. Bạn hãy đặt bé nằm xuống, chân nâng cao và đầu nghiêng về một bên. Làm như vậy để đề phòng bị choáng, bằng cách giữ cho dòng máu thiết yếu cung cấp cho các cơ quan sinh tồn. Bạn hãy quấn bé trong một tấm dra sạch để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  6. Hãy đưa bé tới phòng cấp cứu nào gần nhất bằng xe cứu thương hoặc bằng ô tô nhờ, mượn, thuê.

Có cần đi khám bác sĩ khi trẻ bị bỏng?

Chỉ những vết phỏng nhỏ, ở bề mặt mới được chữa trị tại nhà. Còn lại bạn hãy đi khám bác sĩ ngay hoặc đưa bé tới phòng cấp cứu nào gần nhất đối với mọi vết phỏng sâu, phỏng ở mặt hay phỏng do điện giật. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu một vùng phỏng đó trở nên mưng đỏ và làm mủ, chứng tỏ là bị nhiễm trùng.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị bỏng?

  • Bác sĩ bệnh viện đánh giá mức độ vết bỏng và chữa trị cho bé một cách thích hợp.
  • Trong trường hợp vết phỏng trở nên nhiễm trùng, bác sĩ sẽ băng vùng phỏng với thuốc kháng sinh. Bé có thể được kê toa kháng sinh uống hay chích để chữa khỏi tình trạng nhiễm trùng.

Giúp trẻ bị bỏng bằng cách nào?

  • Bạn hãy cố bảo vệ bé tránh các rủi ro trong nhà bằng cách đặt những lá chắn an toàn quanh lò bếp và dán bít kín lỗ cắm ở các ổ cắm nào không xài nữa.
  • Hãy dạy cho bé về những rủi ro của lửa và bỏng (phỏng) một khi bé đủ lớn để hiểu được.
  • Bạn hãy kiểm tra lại nhãn hiệu khi bạn mua quần áo cho bé để biết chắc rằng thứ vải đó không dễ bốc cháy.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!