Những điều cần biết khi trẻ bị chốc lở

Chốc lở ở trẻ em

Chốc lở là một chứng nhiễm trùng da thường thấy ở xung quanh môi, mũi và tai. Chứng bệnh này do một vi trùng ngoài da thường gặp, (tụ cầu staphylococcus) hay sống ở mũi và trên da.

Chốc lở là một chứng nhiễm trùng da thường thấy ở xung quanh môi, mũi và tai. Chứng bệnh này do một vi trùng ngoài da thường gặp, (tụ cầu staphylococcus) hay sống ở mũi và trên da. Khởi đầu, bệnh nổi ban dưới dạng những bọng nước nhỏ, bể ra và đóng vẩy thành từng mảng vàng nâu, trông khá giống màu đường thẻ. Người ta thường gặp chứng bệnh này nhất là ở trẻ em tuổi học sinh và bệnh này dễ lây.

Trẻ bị chốc lở
Trẻ bị chốc lở

Bệnh chốc lở có nghiêm trọng không?

Chốc lở hiếm khi có hậu quả nghiêm trọng, nhưng vì lẽ chứng bệnh này cực kỳ dễ lây nên phải chữa ngay.

Triệu chứng có thể gặp khi trẻ bị chốc lở:

Bọng nước nhỏ xíu xung quanh mũi và miệng hay tai, chảy nước và đóng thành những mảng vẩy cứng, màu vàng nâu.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị chốc lở?

  1. Trong trường hợp các nốt ban nổi trên mặt bé bắt đầu chảy nước, bạn hãy ngăn đừng cho bé sờ vào. Hãy rửa sạch mọi mảng vẩy bằng nước ấm và thấm khô bằng khăn giấy. Đừng để khăn mặt và khăn tắm của bé chung với khăn của người khác trong gia đình để tránh lây lan bệnh nhiễm trùng.
  2. Cho bé nghỉ học, cho đến khi đi khám bác sỹ.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị chốc lở?

Hãy đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt, nếu bạn nghi là bị chốc lở.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị chốc lở?

  • Bác sỹ sẽ kê toa một loại kem kháng sinh, thoa trong vòng khoảng 5 ngày là hết chốc lở.
  • Cũng có thể bác sỹ sẽ kê toa cho uống một đợt thuốc kháng sinh để diệt trừ bệnh nhiễm trùng khỏi cơ thể của bé, hoặc cho một loại kem thoa mũi để ngăn cho bệnh không lan ra từ nơi đó.

Giúp trẻ bị chốc lở bằng cách nào?

  • Trước khi thoa thuốc, hãy rửa sạch mọi vẩy vàng bằng nước ấm và  thấm khô bằng khăn giấy.
  • Hãy giữ gìn vệ sinh thật kỹ lưỡng. Bạn hãy rửa tay trước và sau khi cho thuốc, và khuyến khích bé đừng sờ lên mặt. Hãy cắt ngắn móng tay cho bé để giảm bớt nguy cơ lây bệnh ra nơi khác trên cơ thể. 
  • Bạn hãy nghiêm khắc với con mình trong trường hợp cháu có tật mút ngón tay, cắn móng tay hay ngoáy lỗ mũi. Làm như vậy có thể khiến cho chốc lở lan rộng thêm.
  • Khi đã hết chốc lở rồi, hãy duy trì độ ẩm vùng da ấy bằng kem thoa cho mềm da.

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

 

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!