Cúm là bệnh do virus gây nên. Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng và điều trị cúm cho bé nhé.
Bệnh cúm cũng giống như bệnh cảm cúm là do một siêu vi gây nên, cũng có những triệu chứng tương tự như sổ mũi, đau họng, ho và sốt, chẳng hạn như lạnh run và đau nhức toàn thân. Vì đây là một bệnh nhiễm siêu vi, nên không có phép chữa trị cho bệnh cúm và bệnh kéo dài trung bình từ ba đến bốn ngày. Trừ khi có nhiễm trùng thứ phát, trong đa số trường hợp chỉ cần chữa trị các triệu chứng là đủ.
Triệu chứng cúm ở trẻ có thể gặp
- Sổ mũi.
- Đau họng.
- Ho.
- Sốt trên 38 độ C.
- Lạnh run.
- Đau, nhức.
- Tiêu chảy, nôn mửa hay buồn ói.
- Yếu ớt và ngủ li bì.
Cúm ở trẻ có nghiêm trọng không?
Ngay trong trường hợp bệnh cúm đi kèm với sốt cao, hiếm khi có biến chứng nghiêm trọng xảy tới. Tuy nhiên, cũng như trong mọi bệnh nhiễm siêu vi, sức đề kháng tự nhiên giảm sút và sinh ra một bệnh nhiễm trùng thứ phát, như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa hay viêm xoang. Bệnh cúm bao giờ cũng nghiêm trọng ở một đứa trẻ phổi yếu vì bị suyễn, hoặc có bệnh như bệnh đái tháo đường chẳng hạn.
Bạn phải làm gì khi trẻ bị cúm?
- Cứ ba hay bốn giờ, bạn hãy kiểm tra thân nhiệt bé và nếu không hạ nhiệt trong vòng 36 giờ, hãy đưa đi khám bác sỹ.
- Cho bé uống paracetamol nước để làm hạ nhiệt, giảm đau nhức và cho cháu nằm giường nghỉ.
Năng cho cháu uống nước
- Đừng ép bé ăn: Cẩn thận nên cho cháu uống nhiều nước nhưng chớ cho cháu uống sữa nếu cháu bị tiêu chảy. Cách tốt nhất để bù nước mất đi do đổ mồ hôi và sốt là cho uống những lượng nhỏ nước ép trái cây pha loãng hoặc nước.
- Nếu có nổi ban ngay sau khi bắt đầu có triệu chứng cúm, có thể là bé bị lên sởi, chứ không phải bị cúm.
Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị cúm?
Hãy đi khám bác sỹ ngay, nếu bé không hạ nhiệt được trong vòng 36 giờ. Đi khám bác sỹ ngay nếu bạn để ý thấy tình trạng bé nặng hơn sau 48 tiếng. Hãy cảnh giác để ý xem bé có ho nhiều hơn không, điều này có nghĩa bệnh nhiễm trùng đã lan tới lồng ngực con bạn; nếu đau tai, có thể liên tưởng tới viêm tai giữa, hoặc tiết ra nước mũi màu vàng, có mủ, có thể là dấu hiệu bệnh viêm xoang. Đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt, nếu bạn nghi ngờ là bệnh sởi.
Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị cúm?
Bác sỹ sẽ kê toa một loại thuốc kháng sinh để diệt trừ căn bệnh nhiễm trùng. Bằng không thì bác sỹ sẽ khuyên bạn nên tiếp tục với paracetamol nước và cho bé nằm nghỉ. Trong trường hợp bé ho dai dẳng, có thể bác sỹ sẽ kê một thứ thuốc ho thích hợp.
Giúp trẻ bị cúm bằng cách nào?
- Bé cần nghỉ ngơi trong một bầu không khí ấm áp, ổn định. Nếu bé chán, bạn hãy sắp xếp giường cho bé nằm nghỉ trong bếp hay phòng sinh hoạt để bé có thể được gần bạn cả ban ngày.
- Một khi bé đã thấy muốn sinh hoạt, bạn cứ cho phép bé, tuy nhiên nếu bé sốt lên, bạn hãy cho bé nằm nghỉ trở lại.
- Đừng để vương vãi những khăn giấy bẩn. Hãy khuyến khích bé vứt khăn vào thùng rác ngay sau khi đã dùng rồi. Nếu bé sử dụng khăn mùi soa vải, bạn hãy nấu sôi khăn khi giặt để tránh cho siêu vi lây lan ra cả nhà.
- Có thể bạn sẽ nên xét tới việc bảo vệ bé vào mùa đông bằng một mũi chích vắc-xin cúm. Biện pháp này đã tỏ ra có công dụng bảo vệ được một số trẻ em. Tuy nhiên, mỗi năm lại có một giống siêu vi khác xuất hiện và khả năng miễn dịch, dù là do vắc-xin hay một siêu vi mắc phải gây ra, cũng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
- Sau khi bé đã khỏi bệnh nếu cháu lại sốt lên và nôn mửa, bạn hãy đưa đi khám bác sỹ ngay. Một căn bệnh trẻ em hiếm gặp, nhưng nghiêm trọng, hội chứng Reye có thể là nguyên nhân gây ra diễn biến xấu này.
Xem thêm:
- Cảm lạnh
- Đái tháo đường
- Đau họng
- Hen (suyễn)
- Ho
- Reye – hội chứng Reye
- Sốt
- Sởi
- Viêm phế quản
- Viêm phổi
- Viêm tai giữa
- Viêm xoang
Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.