Những điều cần biết khi trẻ bị côn trùng đốt

trẻ bị côn trùng đốt

Đa số trường hợp bị đốt, dù là do côn trùng hay do sứa, chỉ sinh ra kích thích tại chỗ đau. Trong những trường hợp hiếm gặp có phản ứng của dị ứng nặng đối với nốt đốt, có thể sinh ra bị choáng (shock).

Đa số trường hợp bị đốt, dù là do côn trùng hay do sứa, chỉ sinh ra kích thích tại chỗ đau. Trong những trường hợp hiếm gặp có phản ứng của dị ứng nặng đối với nốt đốt, có thể sinh ra bị choáng (shock) – người ta gọi là Sốc phản vệ. Ong hay kiến đốt tạo ra một lỗ chích nhỏ trên da; ong để lại ngòi nhưng kiến thì ít khi để lại ngòi. Sứa đốt sinh ra một cảm giác nóng quanh nơi bị đốt.

Trẻ bị côn trùng đốt có nghiêm trọng không?

Một trường hợp bị đốt ít khi nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bị đốt sinh ra một phản ứng dị ứng đi kèm với sưng dẫn tới bất tỉnh; nếu bị đốt trong miệng hay họng, là những nơi sưng có thể dẫn tới hô hấp gặp khó khăn; nếu bị đốt do sứa biển Bồ Đào Nha; hoặc nếu bé bị một số côn trùng đốt (trong trường hợp lượng độc tố chích vào người có thể nhiều hơn khả năng khắc phục của bé), khi đó phải xử lý trường hợp bị đốt như một ca cấp cứu.

Triệu chứng có thể gặp khi trẻ bị côn trùng đốt

  • Dấu chích nhỏ, có hay không có ngòi để vương lại.
  • Sưng và tấy khu trú vào một chỗ.
  • Sưng đỏ có những mẩu sứa hay còn dính vào da.
  • Thở khó khăn.
  • Dấu hiệu choáng sốc – nhịp mạch nhanh, da lạnh và tái nhợt, thở ngắn hơi, đổ mồ hôi và yếu ớt.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị côn trùng đốt?

Hãy dỗ bé nín và giữ cháu nằm, ngồi càng yên tĩnh chừng nào càng tốt để làm chậm nhịp độ lan tỏa của nọc độc..

Nếu bé bị ong hay kiến đốt

  1. Nếu còn cái nọc ở trong da hãy cạo, lấy nó đi bằng lưỡi dao hay bằng móng tay. Tránh làm vỡ bọng nước trên cái nọc vì làm như vậy sẽ bóp thêm độc tố vào cơ thể con bạn.
  2. Để làm cho giảm đau và bớt sưng, bạn hãy đắp một miếng gạc lạnh tẩm giấm pha loãng vào nốt kiến đốt và tẩm bicarbonate natri và thuốc nhão nước vào chỗ ong đốt. Chớ cọ xát vùng bị đốt, chỉ đắp miếng gạc lên thôi.

Nếu bị đốt ở trong miệng hay trong họng

  1. Nếu nhìn thấy cái nọc, hãy gắp nó ra bằng một cái nhíp. Tránh bóp vào bọng nước ở trên cái nọc vì như vậy sẽ bóp thêm chất độc vào cơ thể con bạn. Hãy cho bé uống nước lạnh hay nhấp một cục nước đá. Nếu không trông thấy cái nọc, hãy đưa bé đi khám bác sỹ.
  2. Nếu vùng bị đốt sưng vù, hãy đặt bé trong tư thế hồi phục và đi kêu ngay y, bác sỹ.

Nếu bé bị sứa đốt

  1. Hãy sử dụng cát khô để lấy sạch mọi mẩu sứa đi.
  2. Rửa vùng bị đốt bằng nước hoặc bằng xà bông và nước nếu có sẵn.
  3. Làm cho giảm đau và bớt tấy bằng nước xức calamine hay nước đá.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị côn trùng đốt?

Hãy đưa bé đến phòng cấp cứu nào gần nhất nếu bé bị một phản ứng dị ứng, nếu bé bị côn trùng đốt nhiều hơn một lần hoặc cháu đã bị sứa Bồ Đào Nha đốt. Hãy đưa bé đi bác sỹ hoặc đưa tới phòng cấp cứu nào gần nhất, nếu bé bị choáng sốc, thở khó khăn hoặc nếu bé bị đốt trong họng hay trong miệng và bạn không lấy được nọc ra, hoặc nếu vùng bị đốt sưng lên.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị côn trùng đốt?

  • Bác sỹ ở bệnh viện sẽ chữa trị choáng sốc cho bé.
  • Nếu bé bị một phản ứng dị ứng, bác sỹ có thể toa những viên nén hay kem thoa có thuốc kháng histamine, tùy theo độ trầm trọng của phản ứng. Bác sỹ cũng có thể chích cho bé một loạt những mũi chích giải cảm ứng để đề phòng phản ứng như vậy trong tương lai.
  • Bác sỹ sẽ lấy nọc ở trong miệng đi. Và sẽ kiểm soát bất cứ chứng sưng nào trong vùng bị đốt.

Giúp trẻ bị côn trùng đốt  bằng cách nào?

  • Bạn hãy đóng sẵn một gói thuốc kháng histamine nếu bé mắc phải phản ứng dị ứng với những nốt côn trùng đốt. Hãy mang gói đó theo khi đi nghỉ và khi đi chơi ngoài trời.
  • Hãy có sẵn một bình thuốc khí dung thích hợp để làm giảm đau khi bị chích để mang theo khi bạn đi picnic và đi chơi ngoài trời. Việc làm giảm đau và ngứa mau lẹ sẽ làm giảm bớt mối lo sợ có thể phát sinh ra đối với những côn trùng như kiến hay ong.
  • Hãy khắc cho bé một tấm lắc đeo cổ tay hay dây chuyền đeo cổ, ghi rõ cháu bị dị ứng với những nốt đốt và cần được bác sỹ chữa trị.

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!