Những điều cần biết khi con chim trẻ bị kẹt khóa quần

trẻ bị kẹt khóa quần

Đây là một tai nạn tổn thương không phổ biến, nhưng cũng không quá hiếm gặp, đặc biệt ở nhóm trẻ trai từ 5-12 tuổi – khi trẻ đủ lớn để tự kéo khóa quần để đi tè, nhưng cũng đủ nhỏ để không để ý, không thận trọng và để tai nạn xảy ra.

Tình huống này có thể xảy ra khi con trai bạn đang hấp tấp sau khi đi vệ sinh hoặc không để ý khi mặc quần áo và kẹp phải vừa da vừa vải trong răng fec-mơ-tuya.

Bị kẹt khóa quần có nghiêm trọng không?

Chắc sẽ không có biến chứng gì nghiêm trọng, nhưng do bé đau bạn phải xử lý tình huống này như một ca cấp cứu.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị kẹt khóa quần?

  1. Đừng đụng tới con chim hay các fec-mơ-tuya trừ phi bạn chắc chắn mình có thể tách rời cả hai cái mau lẹ và dễ dàng.
  2. Trong trường hợp bé để bạn làm, bạn hãy đặt một tấm gạc lạnh hoặc những cục nước đá túm lại trong một miếng vải lên cái fec-mơ-tuya và con chim. Làm như vậy sẽ làm tê vùng này và làm giảm cơn đau trong khi bạn nhờ người giúp.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị kẹt khóa quần?

Hãy đi khám bác sỹ ngay hoặc đưa bé tới bệnh viện nào gần nhất.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị kẹt khóa quần?

Bác sỹ sẽ chích thuốc tê tại chỗ vào con chim con trai bạn. Vì động tác này có thể làm đau, bạn hãy cố làm cho cháu quên khuấy đi khi người ta làm việc này. Khi con chim tê hoàn toàn, bác sỹ sẽ gỡ cái fec-mơ-tuya ra.

Giúp trẻ bị kẹt khóa quần bằng cách nào?

  • Hãy thoa một lớp mỏng kem sát trùng lên con chim bị thương ba, bốn lần một ngày để xoa dịu vùng này và ngừa nhiễm trùng. Bạn để cho bé làm việc đó nếu bé muốn.
  • Hãy để hở da ra không khí càng nhiều càng tốt cho mau lành da và tránh cọ xát.
  • Hãy cho bé một chén nước ấm, xối lên con chim để khi đi tiểu khỏi cảm thấy rát. Chắc hẳn cháu sẽ kêu khi đi tiểu trong khoảng 48 tiếng.
  • Giữ gìn cho bé để đừng bị va chạm đột xuất. Sẽ có những hiện tượng trầy xước và sưng khoảng bốn hoặc năm ngày.
  • Hãy cho bé uống paracetamol nước, nếu cháu đau.

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!