Những điều cần biết về chứng co giật ở trẻ em

trẻ bị co giật

Cơn co giật xảy tới đột xuất khi nào phản ứng một cách bất thường. Trong cơn co giật bé bất tỉnh, toàn thân trở nên cứng đơ vài giây và nín thở, sau đó co duỗi chân tay nhịp nhàng khoảng vài phút.

Cơn co giật xảy tới đột xuất khi nào phản ứng một cách bất thường. Trong cơn co giật bé bất tỉnh, toàn thân trở nên cứng đơ vài giây và nín thở, sau đó co duỗi chân tay nhịp nhàng khoảng vài phút. Bé có thể khóc òa lên khi mới bắt đầu lên cơn. Bé có thể tiểu tiện và đại tiện. Khi hết cơn, bé sẽ ở trong một trạng thái lú lẫn và bé có thể buồn ngủ.

Nguyên do thông thường nhất gây nên những cơn co giật là chứng sốt cao đi kèm theo một số bệnh nhiễm siêu vi như bệnh cúm chẳng hạn. Những cơn co giật này thường kèm theo sốt cao, phần nhiều xảy tới trong khoảng từ sáu tháng tuổi đến sáu tuổi. Khuynh hướng bị co giật có liên quan đến tiền sử gia đình. Các cơn co giật cũng có thể do viêm màng não, viêm não gây nên, cũng có thể do thành phần sinh hóa bất thường trong máu, ví dụ như hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Đôi khi không tìm thấy nguyên do nào.

Triệu chứng của chứng co giật có thể gặp ở trẻ em:

  • Sốt cao đột xuất.
  • Khóc ré lên và bất tỉnh.
  • Cứng đơ toàn thân và nín thở.
  • Co giật tay chân từng hồi.
  • Tiểu tiện không tự chủ.
  • Lú lẫn và lờ đờ.

Chứng co giật ở trẻ em có nghiêm trọng không?

Dù diễn ra trong hoàn cảnh đầy kịch tính và nguy cấp nhưng một cơn co giật không nguy hại đến tính mạng, tuy nhiên phải chữa trị một cách nghiêm túc.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ mắc chứng co giật?

  1. Ngay khi bé vừa bị bất tỉnh, hãy gạt bỏ mọi đồ đạc xung quanh sao cho chân tay bé khỏi va phải vật cứng. Đối với trẻ nhỏ, hãy đặt bé lên đầu gối bạn như thể để tét đít. Làm như vậy bảo đảm cho lưỡi bé không ngả về phía sau và bít kín khí quản.
  2. Đừng bỏ bé một mình, hãy ở cạnh bé một lát.
  3. Đừng cố ngăn cản không cho bé co duỗi tay chân; bạn có thể làm bé bị chấn thương.
  4. Đừng cố nhét bất cứ cái gì vào miệng bé và cũng đừng bao giờ nậy răng khi răng bé đang nghiến chặt.
  5. Một khi chân tay bé đã ngưng không cử động mạnh nữa, bạn hãy xoay bé nằm nghiêng sang một bên để bé đừng hít phải lưỡi hay sặc nước miếng.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ mắc chứng co giật?

Hãy đi khám bác sỹ ngay lập tức, một khi cơn co giật đã qua. Nếu có ai đó ở cùng với bạn, hãy nhờ họ gọi bác sỹ. Trong trường hợp bác sỹ không tới trong vòng 15 phút, hay nếu bé không qua được cơn co giật, bạn hãy đưa bé tới bệnh viện gần nhất. Không để cơn co giật kéo dài 20 phút, thế nào cũng phải cắt cơn bằng thuốc chống động kinh.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ mắc chứng co giật?

  • Nếu cơn co giật kéo dài, bác sỹ sẽ chích cho bé một mũi thuốc chống động kinh.
  • Nếu bé chưa được hai tuổi, bác sỹ sẽ cho bé nhập viện ngay nếu chưa rõ nguyên nhân. Người ta sẽ làm một vài xét nghiệm và trong trường hợp bé mắc một bệnh sốt nhiễm trùng khác thì bác sỹ nhi khoa sẽ khuyên có nên dùng thuốc chống động kinh hay không.
  • Bác sỹ sẽ có lời khuyên bạn cách tránh không để cho bé bị sốt cao.

Giúp trẻ mắc chứng co giật bằng cách nào?

  • Một khi qua cơn co giật, nếu bé còn nóng và sốt cao, bạn hãy cởi quần áo cháu ra và làm hạ nhiệt bằng cách lau mình bằng nước ấm. Khi cháu ngủ, đắp cho bé một tấm mền mỏng.
  • Đừng cho bé uống bất cứ thứ thuốc gì, nếu không có lời khuyên của bác sỹ.
  • Bản thân bạn hãy giữ bình tĩnh.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!