Những điều cần biết về chứng vụng đọc ở trẻ em

Chứng vụng đọc ở trẻ em

Đọc là kĩ năng mà hầu hết các bé đều có. Tuy nhiên, đôi khi có những trẻ lại phát triển khá chậm kỹ năng này – chứng vụng đọc. Nếu bé bị gặp khó khăn khi đọc thì cha mẹ cần xử trí thế nào?

Chứng vụng đọc là một chứng rối loạn chuyên biệt trong quá trình học tập liên quan đến việc tập đọc và tập viết. Những đứa trẻ vụng đọc gặp khó khăn trong việc giải đoán những ký hiệu nhìn thấy. Mặc dù chúng có khả năng nghe, nhìn bình thường và khéo tay khi viết chữ, nhưng chúng có thể gặp khó khăn trong việc nhận mặt chữ hay câu theo thứ tự riêng biệt của chữ hay câu, hoặc chúng có thể lầm lẫn một vài chữ cái, ví dụ như b và d, p và q. Trẻ vụng đọc có thể đọc sai những từ có một hình dạng tổng quát giống nhau. Chúng có thể không chú ý tới cách đánh dấu và đọc giọng đều đều đơn điệu và nhiều khi chúng phát âm không đúng (âm thanh các từ gần giống nhau, ví dụ: Sánh thay vì sáng) hoặc viết đổi chỗ các chữ cái (snág thay vì sáng).

Triệu chứng có thể gặp của  chứng vụng đọc ở trẻ em

  • Viết đổi chỗ những chữ cái trong các từ.
  • Khả năng đọc kém.
  • Khó hình dung ra những từ, ngay cả những từ vừa mới đọc.

Bạn phải làm gì khi trẻ mắc chứng vụng đọc?

Chứng vụng đọc không nhất thiết làm cho trẻ thua kém về mặt giáo dục. Miễn là vấn đề này được phát hiện sớm và đứa trẻ được những nhà tâm lý học giáo dục và thầy cô dạy dỗ đúng cách (điều này có thể làm được trong một trường học bình thường), nó có thể vượt qua được những khó khăn khi tập đọc và đạt những tiêu chuẩn yêu cầu để thi cử. Người ta giúp đỡ những đứa trẻ vụng đọc phát triển những kỹ năng khác ngoài kỹ năng và hoạt động phải dùng tới ngôn ngữ của chúng. Động viên bé tham gia văn nghệ và sáng tạo những gì bé có thể làm được để bé không cảm thấy bất an và sinh ra những mặc cảm.

Cha mẹ và thầy cô phải kiên trì nếu tin là một đứa trẻ đã bị đánh giá lầm là kém thông minh hoặc có vấn đề với khả năng nhìn hay nghe. Trẻ vụng đọc cần được khuyến khích và hỗ trợ tính tự tin của mình.

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!