Những điều cần biết khi trẻ bị ho gà

trẻ bị ho gà

Ho gà là một bệnh nghiêm trọng. Cha ,ẹ hãy cùng tìm hiểu về bệnh ho gà để có biện pháo phòng và điều trị hữu hiệu nhất cho bé.

Ho gà là một trong những bệnh nguy hiểm nhất của thời thơ ấu, đặc biệt là ở những em bé dưới 12 tháng tuổi. Bệnh này do vi khuẩn bordatella pertussis gây nên, khiến các khí quản trở nên tắc nghẽn vì chất nhớt.

Ho gà bắt đầu bằng chứng ho như chứng cảm thường. Chứng ho trở nên trầm trọng bằng những cơn ho giật từng hồi, làm cho em bé khó thở. Khi bé thật sự gắng sức hít hơi vào giữa chừng cơn ho (một cơn có thể kéo dài tới cả phút), có một tiếng “ót” đặc biệt phát ra khi một làn không khí được hít vào luồn qua khe thanh quản phù nề. Các khó khăn về hô hấp còn lớn hơn nữa, đối với các em bé, có khi không bao giờ phát sinh ra được kỹ năng “gáy ót” để đưa không khí vào tới phổi, một tình trạng khiếm khuyết có thể gây nguy hại tính mạng. Đôi khi chứng nôn mửa xảy tới sau một cơn ho. Giai đoạn ho của bệnh ho gà có thể kéo dài tới mười tuần lễ. Có nguy cơ cao, sinh ra một bệnh nhiễm trùng thứ phát, như viêm phổi hay viêm phế quản sau bệnh này.

Bệnh ho gà lại một lần nữa có khuynh hướng gia tăng, ví dụ các bậc cha mẹ đã không chịu cho con đi chích ngừa, tiếp theo các cuộc tranh luận gần đây xung quanh các tác dụng phụ có thể xảy ra khi đi chích ngừa.

Tuy nhiên, ý kiến của ngành y vẫn được duy trì là nếu tiếp tục chương trình chích ngừa, điều đó tốt hơn cho bé lẫn cộng đồng, mặc dù có một vài em bé phải được xếp vào loại đặc biệt và không nên chích ngừa (ví dụ những em bé có gốc hay bị động kinh trong gia đình). Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ về vấn đề này.

Triệu chứng bệnh ho gà có thể gặp ở trẻ:

  • Triệu chứng cảm với sốt, sổ mũi, đau nhức.
  • Ho nhiều, với tiếng “ót” đặc biệt khi đưa trẻ gắng sức hít hơi vào.
  • Nôn mửa sau một cơn ho.
  • Không ngủ được vì ho.

Bệnh ho gà ở trẻ có nghiêm trọng không?

Ho gà là một bệnh nghiêm trọng, đặc biệt đối với các em bé, có thể gây ra thiếu dưỡng khí oxy một cách nguy hiểm trong cơn ho. Nếu bị nôn mửa trầm trọng, có nguy cơ bị mất nước nữa. Một đợt ho gà nghiêm trọng có thể làm tổn thương phổi và sinh ra những bệnh nhiễm trùng phế quản lặp đi lặp lại.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị ho gà?

  1. Nếu bệnh cảm của bé không khá hơn và chứng ho của bé tệ hơn, hãy cho bé nằm nghỉ và đi mời bác sỹ.
  2. Nếu bạn nghi ngờ bé bị ho gà, hãy tới khám bác sỹ ngay lập tức.
  3. Nếu bạn nghi ngờ con mình bị ho gà, đừng cho bé tới lớp học hay lớp mẫu giáo trước khi đi khám bác sỹ.
  4. Nếu bé bị một cơn ho kéo dài. Hãy đỡ bé ngồi dậy và giữ cho bé hơi nghiêng về phía trước. Hãy đặt gần đó một cái thau để cho cháu có thể khạc nhổ đờm vào đó.

Đi khám bác sỹ ngay nếu bạn nghi ngờ là ho gà.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị ho gà?

  • Bác sỹ có thể kê toa thuốc kháng sinh để làm cho chứng ho bớt trầm trọng và để giới hạn khả năng lây nhiễm của đứa trẻ. Tuy nhiên, bệnh ho gà khó chẩn đoán trong giai đoạn sơ khởi của căn bệnh và phải dùng thuốc sớm thì mới có hiệu quả. Bác sỹ có thể cần lấy mẫu thí nghiệm quẹt họng của em bé để chẩn đoán bệnh ho gà, vì lẽ các em bé hiếm khi nào gáy “ót” được.
  • Bác sỹ sẽ kiểm tra thật sát một em bé bị bệnh ho gà và nếu là căn bệnh nặng, chắc hẳn sẽ khuyên nên cho nhập viện để đề phòng mất nước và mau cho thở dưỡng khí oxy, nếu điều này trở nên cần thiết.
  • Bác sỹ sẽ muốn bạn biết cách giữ con mình khi lên cơn ho và sẽ chỉ cách cho bạn nếu bạn không biết, bác sỹ có thể khuyên nên nâng cao chân giường em bé nằm và đặt em bé ngủ sấp.

Giúp trẻ bị ho gà bằng cách nào?

  • Đang trong một cơn ho bạn hãy giữ bé như bác sĩ đã chỉ cách.
  • Đặt một cái thau hay xô gần đó để bé khạc nhổ đàm nhớt hay nôn mửa mà không kịp chạy vào cầu tiêu kịp thời. Bạn hãy rửa sạch các thau hay xô này bằng nước sôi để tránh cho bệnh nhiễm trùng khỏi lây lan.
  • Nếu bé nôn mửa sau một cơn ho, hãy cho bé ăn những bữa nhỏ, uống những lượng nước nhỏ, sau cơn ho. Làm như vậy cho bé cơ may ăn vào và giữ được chút thức ăn, đồ uống, do đó mà không mất sức.
  • Đừng để cho bé chơi năng động trong thời gian hồi phục. Gắng sức sẽ mau dẫn tới một cơn ho và làm cho cháu mệt.
  • Giữ gìn cho bé tránh xa khói thuốc lá.
  • Bạn hãy ngủ cùng phòng với bé để bé không bao giờ một mình trong một cơn ho.
  • Đừng bao giờ cho bé uống bất cứ thuốc ho nào mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
  • Trong trường hợp sau khi đã khỏi bệnh ho gà, mà bé lại có vẻ khó thở và thở một cách khó khăn, hãy liên lạc ngay với bác sỹ phòng khi có nhiễm trùng thứ phát, như viêm phổi hay viêm phế quản chẳng hạn.
  • Đừng lo lắng, nếu bé “gáy ót” khi cháu bị cảm lần tới. Đây không phải một sự tái phát của căn bệnh đâu; đơn giản đó chỉ là bé lặp đi lặp lại một thói quen học được trong bấy nhiêu cơn ho thôi.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!