Những điều cần biết khi trẻ bị lao

trẻ mắc bệnh lao

Lao là một bệnh nhiễm khuẩn khá phổ biến và nguy hiểm. Theo WTO, năm 2016 có 4100 người tử vong/ngày do bệnh lao gây ra.

Lao là một bệnh gây nên tình trạng thiếu sức khỏe lâu dài. Bệnh này do vi khuẩn gây nên và nếu không chữa trị, có thể phá hủy những khu vực lớn của một cơ quan mắc phải bệnh. Bệnh thông thường nhất là xâm nhập vào phổi nhưng cũng có thể xâm nhập các cơ quan khác và các lớp màng bao bọc não bộ và tủy sống (màng não). Căn bệnh có thể phát ra dưới nhiều dạng vì nó có khả năng di chuyển theo luồng máu tuần hoàn và xâm phạm bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Điều này khiến người ta khó chẩn đoán bệnh. Ở Anh, bệnh lao gần như đã bị tiêu diệt hoàn toàn nhờ chương trình thanh trùng sữa tươi theo phương pháp Pasteur và việc thử nghiệm lao tố tuberculin trên đàn bò cả nước (bò cái là những con vật mang mầm bệnh thông thường nhất); nhờ chương trình chụp X-quang từ giai đoạn đầu; nhờ thử nghiệm phản ứng da và chủng ngừa cho mọi thanh niên; và nhờ cải tiến việc trị liệu bằng thuốc. Tuy nhiên, vẫn có những người di cư từ những vùng bệnh lao đã khiến cho số trường hợp mắc bệnh gia tăng.

Nếu một đứa trẻ lành mạnh bị một người lớn lây bệnh sang, sự nhiễm bệnh đầu tiên này (tổn thương tiên phát) chưa tiến triển được bao nhiêu để trở nên một tình trạng nghiêm trọng, vì cơ thể hình thành một sức đề kháng mạnh mẽ chống lại vi trùng lao và ngăn cản sự lây lan bằng cách dựng tường chống lại vi trùng nhờ lớp vôi bao bọc. Nếu đứa trẻ tiếp tục khỏe mạnh và không bị tái nhiễm lao, có thể chẳng bao giờ bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu có một giai đoạn thiếu ăn và bệnh tật, tổn thương tiên phát có thể phá vỡ vỏ vôi bao bọc vi trùng và vi trùng lao theo luồng máu đi xâm nhập các cơ quan.

Các triệu chứng lao trong giai đoạn thứ phát này tùy thuộc vào cơ quan bị vi trùng xâm nhập. Một đứa trẻ có thể chỉ đơn giản là thấy mệt và biếng ăn, hoặc như trong trường hợp bị lao phổi, nó sẽ ho khan, đôi khi khạc ra đàm (có mủ) và máu.

Trẻ mắc bệnh lao
Trẻ mắc bệnh lao

Bệnh lao ở trẻ có nghiêm trọng không?

Lao là một bệnh nghiêm trọng nếu để nguyên, không chữa trị. Tuy nhiên có một chương trình y tế công cộng có hiệu quả nhằm theo dõi những người tiếp xúc với người có mang bệnh. Điều này có nghĩa là những đứa trẻ đã có tiếp xúc với một người bị lao phần lớn là được theo dõi và thử nghiệm xem có bị bệnh không?

Triệu chứng bệnh lao ở trẻ có thể gặp:

  • Mệt mỏi.
  • Sụt cân do biếng ăn.
  • Ho khan dai dẳng có máu và mủ trong đàm nếu phổi bị xâm nhập.
  • Nhức đầu, sốt và hôn mê, nếu màng não bị xâm nhập.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ mắc bệnh lao?

Chắc hẳn ít khi bạn có thể căn cứ vào bất cứ triệu chứng nào để ngờ rằng con mình mắc bệnh lao. Tuy nhiên, nếu bạn nghe thấy rằng ai đó bị lao và bé đã có tiếp xúc với họ, hoặc nếu bạn đã nhận được lời khuyến cáo của các nhà chức trách về y tế công cộng, là có lẽ bé đã tiếp xúc với một người được xác nhận là đã bị lao bạn hãy đi khám bác sĩ ngay.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ mắc bệnh lao?

Hãy đi khám bác sĩ ngay, nếu bạn nghĩ là con mình đã tiếp xúc với một người bị lao, hoặc nếu bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe tổng quát hoặc một chứng ho khan dai dẳng của con bạn.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ mắc bệnh lao?

  • Bác sĩ sẽ sắp xếp cho bé đi làm thử nghiệm phản ứng da để xem có nhiễm lao dương tính hay không. Nếu có, bé sẽ được chụp X – quang và thử đàm, thử nước tiểu để phát hiện bệnh lao đã xâm nhập cơ quan nào. Trong đa số trường hợp, người ta có thể xử lý bệnh lao một cách thích hợp tại nhà. Người ta sẽ kê toa thuốc kháng sinh và lời khuyên về chế độ nghỉ ngơi và ăn uống tốt.
  • Bé sẽ cần nghỉ học trong vài tháng. Sẽ có những cuộc kiểm tra định kỳ sau khi việc điều trị được hoàn tất, để bảo đảm bệnh lao không tái phát. Sau hai năm, bé chắc chắn được chữa khỏi hoàn toàn.
  • Bác sĩ sẽ hỏi thăm bạn về tất cả những người đã tiếp xúc với bé để có thể theo dõi và kiểm tra họ, vì họ có khả năng là nguồn bệnh.

Giúp trẻ mắc bệnh lao bằng cách nào?

  • Cho dùng thuốc đều đặn và giữ gìn cho bé được vui vẻ và càng chan hòa vào đời sống bình thường chừng nào thì càng tốt chừng nấy.
  • Bảo đảm cho bé được nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Bạn hãy sắp xếp một đứa trẻ đến chơi với bé đều đặn. Sau khi khởi sự trị liệu bằng thuốc, bé sẽ không còn lây truyền bệnh nữa và có thể chơi với bạn bè một cách an toàn.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!