Những điều cần biết khi trẻ bị lở miệng

trẻ bị lở miệng

Trẻ con hay bị lở miệng theo nhiều dạng, các vết lở miệng hiếm khi nghiêm trọng nhưng vì chúng làm đau nên chúng có thể gây trở ngại cho việc ăn uống của con bạn.

Trẻ con hay bị lở miệng theo nhiều dạng, dạng nào cũng làm đau, mặc dù đa số là vô hại. Các vết lở miệng áptơ thường nhỏ và trắng tươi thường xuất hiện trên lưỡi, trên nướu hay lớp niêm mạc trong miệng. Những vết lở miệng có thể làm đau đến độ khi gắn liền với tình trạng căng thẳng (stress) và có thể phát ra hàng loạt trong thời kì đặc biệt có điều lo âu như lúc tựu trường chẳng hạn. Lở miệng do chấn thương thì vết lớn hơn, và thường khởi đầu là một mảng đau trong má, có thể là sau tổn thương do răng cắn phải má hoặc do cọ xát vào một cái răng xù xì. Vết lở lớn lên thành một vết lõm màu vàng làm đau. Vết lở liền da rất chậm và dù có chữa trị thế nào đi chăng nữa, cũng mất 10-14 ngày mới lành hẳn. Những vết rộp trắng, làm đau ở vòm miệng, trên nướu răng và bên trong má có thể là hệ quả của một bệnh nhiễm trùng nguyên phát do siêu trùng mụn rộp. Những vết rộp trắng, giống như tàu hũ có thể là dấu hiệu nhiễm nấm đẹn (tưa).

Bệnh lở miệng ở trẻ có nghiêm trọng không?

Các vết lở miệng hiếm khi nghiêm trọng nhưng vì chúng làm đau nên chúng có thể gây trở ngại cho việc ăn uống của con bạn.

Triệu chứng bệnh lở miệng ở trẻ có thể gặp:

  • Những vùng nhỉ niêm mạc nhô lên, trắng tươi, làm đau, ở bất kỳ chỗ nào trên lưỡi, trên nướu hoặc lớp niêm mạc lót khoang miệng.
  • Vùng đỏ rộng có khoảng giữa màu vàng, đặc biệt ở bên trong má.
  • Những đốm trắng giống như rộp bên trong miệng, đôi khi có sốt đi kèm.
  • Biếng ăn vì ăn thì đau miệng.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị lở miệng?

  1. Nếu bé kêu có một vết đau ở miệng hay lưỡi, bạn hãy kiểm tra xem có vùng nào đau không.
  2. Nếu vết loét lớn và ở bên trong má, bạn hãy kiểm tra xem có chiếc răng nào xù xì có thể đã cọ vào niêm mạc má và gây tổn thương.
  3. Nếu các vết loét giống như những bợn trắng, bạn hãy thử chùi chúng đi bằng một chiếc khăn tay. Nếu chùi như vậy để lại những mảng đỏ tươi, các vết loét có thể là do đẹn (tưa) gây nên.
  4. Hãy dùng đầu ngón tay thoa một loại thạch sát trùng hoặc glycerin lên các vết loét, hoặc cho bé uống paracetamol nước.
  5. Trong trường hợp em bé của bạn đang bú bình mà có một vết loét do chấn thương trên vòm miệng, bạn hãy kiểm tra núm vú cao su. Núm vú này có thể cứng quá đối với miệng của em bé.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị lở miệng?

Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu các vết loét làm cho em bé đau nhiều, hoặc nếu cách chữa trị tại gia đình của bạn không làm bớt đau. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt trong trường hợp các vết loét cứ lặp đi lặp lại. Nếu loét là do cọ vào một chiếc răng xù xì, bạn hãy đưa bé đi nha sĩ để mài nhẵn chiếc răng này.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị lở miệng?

Chắc chắn là bác sĩ sẽ kê toa một loại kem chống viêm dành cho các vết loét áptơ. Kem này không hòa tan trong nước miếng và vì thế bám chắc được vào các vết loét và thúc đẩy cho mau khỏi.

Nếu bé cứ bị lở miệng lặp đi lặp lại, bác sĩ sẽ giới thiệu bé đi bệnh viện để thử máu xem có nguyên do nào khác ngoài căng thẳng.

Giúp trẻ bị lở miệng bằng cách nào?

  • Hãy cho bé ăn thức ăn lỏng để bớt phải nhai trong thời gian các vết loét còn làm cho rất đau. Hãy cho bé hút bằng một cái ống hút, nếu bé thích.
  • Không cho bé ăn bất cứ thức ăn mặn hay chua nào. Thức ăn này sẽ làm cho bé đau. Tốt nhất là cho ăn kem cây và những thức ăn nhuyễn, vị nhạt.
  • Đừng để cho bé cắn phải môi hay má. Như vậy có thể dẫn tới tổn thương lớp niêm mạc lót miệng và môi, dẫn tới lở loét.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!