Những điều cần biết khi trẻ bị mề đay

trẻ bị mề đay

Mày đay (mề đay) là một chứng bệnh ngoài da. Chứng nổi ban này dễ nhận ra: da nổi lên thành những khối trắng trên nền đỏ. Cha mẹ cần xử trí như thế nào khi bé bị nổi mề đay?

Mày đay là một chứng bệnh ngoài da. Chứng nổi ban này dễ nhận ra: da nổi lên thành những khối trắng trên nền đỏ. Người ta gọi là những đám mày đay. Đám mày đay có thể nhỏ như mụn hay bề ngang vài xăng-ti-mét. Mày đay có thể mọc do da tiếp xúc với một dị ứng nguyên, như hoa sài đất chẳng hạn, hoặc có thể do ăn phải một vài thức ăn, thông thường nhất là dâu tây và sò, hoặc do uống một vài loại thuốc, đặc biệt là penicilin và aspirin. Nổi mày đay rất thường gặp sau khi đụng phải có ngứa. Mỗi đợt nổi mày đay rất ngứa và kéo dài tới cả tiếng. Rồi tự nó lặn, để thay thế bằng những đám mày đay khác ở chỗ khác trên cơ thể.

Bệnh mề đay ở trẻ em có nghiêm trọng không?

Mày đay không có gì là nghiêm trọng, nhưng nếu nó xuất hiện trên mặt, đặc biệt là trong miệng và xung quanh miệng, và có phù kèm theo, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay. Phản ứng dị ứng này có tên là “phù nề loạn thần kinh mạch da” và nếu chứng phù lan ra tới lưỡi và họng, thì có thể sinh ra khó thở nghiêm trọng.

Triệu chứng bệnh mề đay có thể gặp ở trẻ:

  • Nổi những khối trắng trên nền đỏ.
  • Nổi ban rất ngứa.
  • Những đám mày đay lặn trong vòng khoảng một tiếng để được thay thế bởi những đám mày đay khác nổi lên ở chỗ khác.
  • Sưng mặt.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị mề đay?

  1. Thoa nước xức calamine lên các đám mày đay để cho da đỡ ngứa.
  2. Ngâm bé trong bồn nước ấm để cho bớt ngứa.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị mề đay?

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu mày đay trên mặt bé làm cho bị phù, đặc biệt là trong miệng và xung quanh miệng. Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu các đám mày đay chưa lặn sau vài ngày, hoặc nếu bé khổ sở vì ngứa.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị mề đay?

  • Có thể bác sĩ sẽ kê toa những viên kháng histamine hoặc thuốc làm cho da bớt ngứa.
  • Bác sĩ có thể chích cho bé một mũi adrenalin nếu chứng phù làm cho khó thở.

Giúp trẻ bị mề đay bằng cách nào?

Nếu bé hay bị nổi lên nhiều đợt mày đay, bạn hãy ghi lại xem bé đã ăn phải những thức ăn mới lạ nào. Miễn đó không phải là một thức ăn thiết yếu cho một trẻ đang sức lớn, bạn có thể loại bỏ thức ăn nghi ngờ đã gây dị ứng trong một hay hai tuần, để rồi lại cho ăn trở lại và quan sát xem có phản ứng không.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!