Những điều cần biết khi trẻ bị nôn mửa

trẻ bị nôn mửa

Nôn mửa là hiện tượng tống mạnh ra ngoài những gì có trong dạ dày qua cửa miệng. Nôn mửa có nguy hiểm không? Điều trị và chăm sóc bé như thế nào khi bé bị nôn mửa?

Các triệu chứng và nguyên nhân của chứng nôn mửa ở trẻ em:

Triệu chứng

Nguyên nhân

Em bé nhiều khi trớ lên một chút sữa trong hay sau một cữ bú, nhưng có vẻ thỏa mãn, bú giỏi và tăng cân. Hiện tượng ọc lên một chút trớ – là bình thường, vô hại.
Em bé chưa được mười tuần tuổi và đã hơn một lần nôn mửa mạnh trong hoặc ngay sau một cữ bú. Có thể là bé bị hẹp môn vị.
Em bé có vẻ khỏe và đói bụng nhưng nôn mửa trong và ngay sau bữa ăn. Nguyên nhân có thể là vì cho ăn thức ăn đặc trước khi cháu có thể nhai có hiệu quả. Cho tới khi em bé được 6 hay 7 tháng tuổi, hãy cho ăn thức ăn tán nhuyễn.
Em bé bị sổ mũi hay nghẹt mũi, thở khịt khịt hay ho. Cảm lạnh, có thể làm cho em bé nôn mửa, nếu bé đã nuốt nhiều chất nhờn tiết ra do bị cảm. Ho, cũng có thể làm cho bé nôn.
Em bé bú bình hay đã thôi bú, hoặc đứa trẻ có vẻ khó ở và đi tiêu lỏng nhiều lần. ĐI KHÁM BÁC SĨ NGAY LẬP TỨC. Có thể em bé bị viêm dạ dày, ruột. Một đứa trẻ lớn hơn có lẽ là bị ngộ độc thực phẩm.
Bé có vẻ khó ở, thấy đỏ mặt và cảm thấy nóng. Nguyên nhân có nhiều xác suất nhất là sốt.
Trong khi đi đường, bé trông tái mét, yên lặng và kêu buồn ói. Say sóng tàu, xe là nguyên nhân do có nhiều xác suất nhất.
Bé kêu rất nhức đầu ở một bên trán. Có lẽ cháu bị đau nửa đầu.
Bé đau bụng chung quanh rốn và ở bẹn, góc dưới bên phải. ĐI KHÁM BÁC SĨ NGAY LẬP TỨC. Có thể bé bị viêm ruột thừa.
Em bé bị cơn đau nghiêm trọng và đi cầu ra phân có máu và nhớt. ĐI KHÁM BÁC SĨ NGAY LẬP TỨC. Em bé có lẽ bị chứng tắc ruột gọi là lồng ruột.
Bé không thể gập cổ phía trước mà không đau và quay mặt tránh ánh sáng chói ĐI KHÁM BÁC SĨ NGAY LẬP TỨC. Bé có thể bị viêm màng não.

Nôn mửa là hiện tượng tống mạnh ra ngoài những gì có trong dạ dày qua cửa miệng. Một em bé có thể trớ lên một chút sữa vốn lợn cợn sau một cữ bú nhưng điều này không thể nào lẫn lộn với nôn mửa được. Chứng nôn mửa có nhiều nguyên do, tuy nhiên trong đa số trường hợp, ít có cái gì báo trước và sau một lần nôn ói, bé sẽ lại dễ chịu thoải mái và trở lại bình thường. Nôn mửa có thể là triệu chứng một sự rối loạn chuyên biệt của dạ dày như hẹp môn vị hoặc là triệu chứng của một bệnh nhiễm trùng, như một bệnh nhiễm trùng tai chẳng hạn. Nôn mửa hay đi kèm với sốt và ngay cảm lạnh cũng có thể cho ói mửa nếu bé nuốt vào đủ nhớt tiết dịch mũi để kích thích dạ dày. Nếu bé ho nặng, điều đó cũng có thể khiến cho cháu nôn mửa những gì vừa mới ăn. Những nguyên do khác của chứng nôn mửa gồm có viêm ruột dư, viêm màng não, các cơn nhức đầu của bệnh đau nửa đầu, ngộ độc thức ăn và say sóng tàu, xe. Một số trẻ con nôn mửa vì bị kích thích và lo lắng trước điều gì nhưng những trường hợp này thường chỉ giới hạn ở tuổi lẫm chẫm biết đi thôi.

Chứng nôn mửa ở trẻ em có nghiêm trọng không?

Bao giờ cũng phải coi nôn mửa là nghiêm trọng vì chứng này có thể làm cho bé của bạn bị mất nước.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị nôn mửa?

  1. Cho bé đi nằm và đặt một cái tô lớn tầm tay dễ với tới, để lỡ bé có nôn.
  2. Cứ 10 – 15 phút một lần, bạn hãy năng cho bé uống từng lượng nước nhỏ, tốt nhất là nước lạnh với một dúm muối và 5ml (một muỗng cà phê) đường glucose bỏ thêm.
  3. Cũng cặp nhiệt cho bé xem bé có sốt không.
  4. Giữ cho bé được mát mẻ bằng cách lau mặt bằng khăn ướt, nhúng nước lạnh.
  5. Cho bé đánh răng cho hết mùi vị (khó chịu).

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị nôn mửa?

Đi khám bác sĩ ngay nếu bé tiếp tục nôn mửa trong vòng 6 giờ; nếu chứng nôn mửa đi kèm với tiêu chảy hoặc sốt trên 380C, hoặc đi kèm với bất cứ triệu chứng đáng lo như đau tai chẳng hạn.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị nôn mửa?

  • Bác sĩ sẽ chẩn đoán ra nguyên do của chứng nôn mửa và tùy theo đó mà chữa trị. Bác sĩ cũng cẩn thận kiểm tra xem có nguy cơ mất nước không.
  • Bé có thể phải nhập viện để được truyền dịch vào tĩnh mạch nếu bé có nguy cơ bị mất nước.

Giúp trẻ bị nôn mửa bằng cách nào?

  • Hãy cho bé uống thật nhiều những đồ uống bé ưa thích, nhưng bạn hãy pha loãng mọi thứ nước ép trái cây và đừng cho bé uống sữa.
  • Một khi không còn buồn ói và nôn mửa nữa, bạn hãy cho bé ăn những thức ăn mềm và nhạt. Từ từ cho ăn lại thức ăn đặc.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!