Những điều cần biết khi trẻ bị nứt đốt sống

trẻ bị nứt đốt sống

Bệnh nứt đốt sống là một trong những bệnh bẩm sinh thường gặp nhất. Cha mẹ cần xử trí thế nào khi bé bị nứt đột sống?

Ở một đứa trẻ sinh ra đã bị nứt đốt sống, nghĩa là các xương cột sống (các đốt sống) che chở cột sống không nối liền nhau một cách bình thường, nên các dây thần kinh của cột tủy sống bị phơi bày ra. Căn bệnh ảnh hưởng đến phần dưới của cột xương sống và có thể tương đối nhẹ – với một vết lún, hoặc một búi lông nâu, mọc ra từ phần cuối cột xương sống. Căn bệnh sẽ nặng, khi cột tủy sống chậm phát triển và khoảng cách trong cột xương sống được bao phủ bởi một màng đỏ lớn thay vì bởi da. Các triệu chứng phản ánh độ trầm trọng của căn bệnh: tê liệt hoàn toàn chi dưới và đi vệ sinh không kiềm chế được. Với một dạng nứt cột sống từ vừa đến nặng, tình trạng phát triển và chức năng của phần dưới cơ thể bé sẽ không bao giờ hoàn toàn bình thường và bé có thể bị còi cọc về thể chất và đi cà nhắc. Trên mười em bé bị nứt đốt sống, thì có chín bé bị cả tràn dịch não – một căn bệnh trong đó có nhiều não dịch tích vào trong não. Bệnh nứt đốt sống là một trong những bệnh bẩm sinh thường gặp nhất.

Triệu chứng bệnh nứt đốt sống ở trẻ em

  • Một phần tủy sống bị phơi bày ra.
  • Một vết lún hoặc một búi lông nâu ở phần đáy cột sống.
  • Vùng sưng u trên một phần cột sống – bao phủ bởi da hay một màng đỏ lớn.
  • Tê liệt phần thân dưới.
  • Đầu quá sức lớn.
  • Tiêu tiểu không kiềm chế được.

Giúp trẻ bị nứt đốt sống bằng cách nào?

Có thể nhận ra những trường hợp nứt đốt sống nặng ngay từ lúc mới sinh. Mức độ của chứng tê liệt sẽ được một bác sỹ nhi khoa nhận định càng sớm càng tốt và người ta sẽ thực hiện một xét nghiệm siêu âm quét não để xem trong não có quá dư não dịch không. Trong những ca rất nặng, bác sỹ nhi khoa có thể phải nói cho bà mẹ biết là những đứa con họ sẽ bị tê liệt từ thắt lưng trở xuống và cũng sẽ có thể có dấu hiệu chậm phát triển trí não. Có thể tiến hành phẫu thuật để sửa lại dị tật da và đề phòng nhiễm trùng, nhưng việc làm này sẽ không phục hồi được chức năng tủy sống. Một phẫu thuật đặt van dẫn lưu cũng có thể được thực hiện để kiềm chế chứng tràn dịch não. Nếu không làm gì cả trong những trường hợp trầm trọng như vậy, các em bé thường chết một cách bình yên trong vòng vài tuần sau sinh.

Những trường hợp nhẹ sẽ được giới thiệu để giải phẫu và sau đó thì theo một chương trình phục hồi và vật lý trị liệu.

Người ta sẽ lặp lại đều đặn những xét nghiệm kiểm tra khả năng kiềm chế bàng quang, chức năng thận và tình trạng phát triển của hai khớp hông.

Nếu tiền sử trong gia đình có người bị nứt đốt sống, điều quan trọng là thực hiện một cuộc điều tra đặc biệt về việc này trong khi đang có thai. Có thể thực hiện việc này trong khi đang có thai. Có thể thực hiện việc này bằng phương pháp quét siêu âm và đo mức alphafetoprotein trong máu người mẹ và nếu cần, trong nước ối. Nếu các thử nghiệm dương tính, người ta sẽ cho bạn lựa chọn giải pháp chấm dứt cuộc thai nghén.

Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!