Say nắng hay say nóng là do bị ảnh hưởng của nhiệt độ quá cao, làm cho việc điều hòa nhiệt độ của cơ thể bị giảm. Say nắng có thể làm bé bị hôn mê nếu không sơ cứu và chữa trị kịp thời.
Say nắng hay say nóng là do bị ảnh hưởng của nhiệt độ quá cao, làm cho việc điều hòa nhiệt độ của cơ thể bị giảm. Các tuyến mồ hôi không hoạt động và có thể không tự hạ nhiệt được như thường lệ bằng cách đổ mồ hôi. Da bé sẽ khô và bé sẽ buồn ngủ với nhịp mạch đập nhanh. Có thể bé đâm ra lú lẫn và bất tỉnh. Nếu bé chưa làm quen trước với mặt trời và thời tiết nóng, dễ có thể đưa tới hậu quả bị kiệt sức vì nóng và bị say nắng.
Say nắng ở trẻ em có nghiêm trọng không?
Say nắng rất nghiêm trọng vì có thể gây tử vong. Say nắng phải được xử lí như một ca cấp cứu, mặc dù có những cách thức sơ cứu bạn có thể tiến hành trong khi chờ đợi cấp cứu.
Triệu chứng có thể gặp khi trẻ bị say nắng:
- Sốt cao tới 40 độ C.
- Da nóng vẫn tiếp tục khô chứ không đổ mồ hôi.
- Buồn ngủ.
- Mạch nhịp mau.
- Lú lẫn rồi bất tỉnh tiếp theo đó.
Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị say nắng?
- Cởi hẳn quần áo bé ra và đặt bé nằm trong một căn phòng mát.
- Kiểm tra nhịp mạch của bé và cặp nhiệt kế để xem bé có sốt không. Nếu thân nhiệt bé lên tới 40 độ C, hãy đi khám bác sĩ ngay, hoặc đưa ngay bé tới khoa cấp cứu gần nhất.
- Nếu thân nhiệt bé không cao đến thế, cố làm hạ nhiệt dần dần. Vặn quạt hướng về phía bé và lau toàn thân cho bé bằng nước ấm.
- Chườm một túi nước đá lên trán bé và cho bé uống nhiều nước.
- Cặp nhiệt kế đều đặn cho bé để biết chắc là thân nhiệt có hạ xuống.
Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị say nắng?
Hãy đi khám bác sĩ ngay hoặc đưa bé tới khoa cấp cứu gần nhất nếu nhiệt độ cơ thể bé lên tới 40 độ C.
Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị say nắng?
Bác sĩ sẽ tiếp tục làm hạ thân nhiệt cho bé. Có những thứ thuốc đặc biệt có thể cho uống hay chích trong trường hợp cấp cứu để làm hạ nhiệt.
Giúp trẻ bị say nắng bằng cách nào?
- Thoa kem chống nắng lên da bé trước khi phơi nắng. Nên cho bé đội nón có vành rộng.
- Canh chừng bé khi bé chơi trong điều kiện thời tiết nóng bức hay nắng chói. Chắc hẳn là một bé lớn hơn sẽ chơi trong bóng mát, nhưng một đứa trẻ nhỏ nhiều khi không có khả năng để ý đến điều đó, nên bạn phải cẩn thận quản lý thời gian bé chơi ngoài nắng nếu bé chưa quen.
Xem thêm:
Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.