Những điều cần biết khi trẻ bị sốt nổi hạch

trẻ bị sốt nổi hạch

Sốt nổi hạch, còn gọi là bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, là một bệnh nhiễm siêu vi và khởi đầu rất giống như bị cúm, với các triệu chứng sổ mũi, đau họng, đau nhức mình mẩy, mệt mỏi, hoặc trong một số trường hợp, có nổi ban như trong Ban đỏ nổi hạch.

Sốt nổi hạch, còn gọi là bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, là một bệnh nhiễm siêu vi và khởi đầu rất giống như bị cúm, với các triệu chứng sổ mũi, đau họng, đau nhức mình mẩy, mệt mỏi, hoặc trong một số trường hợp, có nổi ban như trong Ban đỏ nổi hạch. Đây là một bệnh khá phổ biến mà thanh thiếu niên hay mắc phải nhất; trẻ em cũng có thể mắc phải nhưng có bị thì bệnh cũng không nghiêm trọng bằng. Giống với các bệnh siêu vi khác là không biết được cách nào chữa trị bệnh sốt nổi hạch cả. Bệnh phải qua hết tiến trình của nó – phần nhiều mất ít nhất một tháng. Một phần phản ứng của cơ thể đối với tiến trình nhiễm trùng là nổi hạch và lách lớn lên. Các hiện tượng này tự chúng không sinh ra triệu chứng nào khó chịu, và lá lách, là một bộ phận của hệ thống hạch bạch huyết, trở lại bình thường khi khỏi bệnh.

Chứng sốt nổi hạch ở trẻ em có nghiêm trọng không?

Mặc dù làm cho mệt, bệnh sốt nổi hạch thường không nghiêm trọng, tuy nhiên vì triệu chứng của nó giống triệu chứng của bệnh khác, bạn phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán.

Triệu chứng sốt nổi hạch ở trẻ em có thể gặp:

  • Sổ mũi.
  • Đau họng.
  • Đau, nhức mình mẩy.
  • Mệt mỏi và ngủ li bì.
  • Mọc ban từ đằng sau tai, lan ra trán.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị sốt nổi hạch?

  1. Mặc dù nhiều triệu chứng sơ khởi của bệnh sốt nổi hạch giống triệu chứng bệnh khác, bạn hãy cảnh giác nếu thấy nổi hạch và lên cơn sốt. Cặp nhiệt kế cho bé đều đặn nếu có nổi hạch. Nếu tiếp tục sốt, hãy cho bé uống một liều paracetamol nước.
  2. Giữ cách ly bé cho đến khi xác định được chẩn đoán. Con siêu vi này dễ lây lan và được truyền bằng tiếp xúc thân mật, như hôn hít chẳng hạn.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị sốt nổi hạch?

Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn nghi là con mình không phải chỉ bị cúm hay cảm thường.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị sốt nổi hạch?

Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu đưa đi xét nghiệm. Người ta chỉ có thể chẩn đoán bệnh sốt nổi hạch một cách chắc chắn nếu tìm thấy con siêu vi trong máu. Bạn sẽ nhận được lời khuyên nên giữ bé trong nhà và bảo đảm cho bé nằm nghỉ thật nhiều, không cần chữa trị gì hơn.

Giúp trẻ bị sốt nổi hạch bằng cách nào?

  • Bé sẽ không thể nào đi học được ít nhất là một tháng. Không nên cho bé đi học lại mà không có ý kiến bác sĩ. Hãy sắp xếp bài vở trong lớp được gửi về để học ở nhà, khi bé cảm thấy có đủ sức.
  • Nếu bé muốn nằm nghỉ, hãy cho phép bé. Nếu bé không thích nằm, hãy giữ bé trong nhà ít nhất cho đến khi hết sốt.
  • Nếu bé sốt, hãy cho bé uống nhiều nước để tránh bị mất nước.
  • Bệnh sốt nổi hạch làm cho mất sức và có thể phải sáu tháng sau bé mới hoàn toàn khỏe trở lại.
  • Hãy cho bé được giải trí và vui vẻ. Thời gian trải qua được hết chu kỳ của căn bệnh có thể dẫn tới chán nản và suy nhược. Vì thế, mặc dù bé cần nhiều thời gian nghỉ ngơi song bạn hãy làm cho bé bận rộn một cách yên tĩnh với sách, truyện, bộ đồ chơi lắp ráp và chương trình truyền hình.
  • Con siêu vi có thể tái phát trong vòng hai năm sau lần phát bệnh đầu tiên, nên hãy coi chừng các triệu chứng tái phát và hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có thắc mắc điều gì.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!