Những điều cần biết khi trẻ bị sốt

trẻ bị sốt

Sốt là khi thân nhiệt cơ thể lên đến 37,7 oC hoặc hơn. Sốt không phỉa là bệnh, tuy nhiên nếu không hạ sốt kịp thời và đúng cách sẽ có những biến chứng nguy hiểm như co giật …

Sốt là khi thân nhiệt lên tới 37,7 oC hoặc hơn. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bé tiếp tục sốt, mặc dù đã lau mình bằng nước ấm. Hãy đi khám bác sĩ nếu thân nhiệt bé lên tới 40 oC.

Giới hạn thân nhiệt bình thường là 36-37 oC. Thân nhiệt trên 37,7 oC là sốt. Độ cao của thân nhiệt không nhất thiết phản ánh chính xác độ nghiêm trọng của một căn bệnh. Sốt không phải là một chứng bệnh, mà đúng hơn nó chỉ là triệu chứng của một bệnh. Ngoài bệnh tật, thân nhiệt của bé phản ánh thời điểm trong ngày và mức độ hoạt động: Sau một trận đá banh rất gay go chẳng hạn, nhiệt độ có thể nhất thời vượt quá 38 oC.

Chứng sốt ở trẻ em có nghiêm trọng không?

Khi nhiệt độ trên 37 oC bao giờ cũng nghiêm trọng ở một em bé dưới 6 tháng tuổi. Nếu thân nhiệt cứ tiếp tục ở độ cao, co giật cũng có nguy cơ sẽ xảy tới.

Triệu chứng sốt ở trẻ đi kèm Nguyên nhân sốt ở trẻ em thông thường
Bé bị ho và sổ mũi. Có thể bé bị Cảm lạnh
Bé bị ho, đau họng và đau nhức mình mẩy. Có thể bé bị Cúm
Bé bị đau họng và nuốt khô Bé có thể bị Viêm Amiđan. Nếu bé khan tiếng, bé có thể bị Viêm thanh quản. Nếu hạch cổ sưng, bé có thể bị sốt nổi hạch
Bé nổi ban những đốm ngứa đỏ khởi sự mọc trên thân. Có thể bé bị Thủy đậu
Bé hay mắc tiểu, nếu đủ lớn bé kêu đi tiểu thấy rát. Có thể bé bị Nhiễm trùng đường tiểu
Bé bị sổ mũi, đau rát và giờ đây nổi ban màu nâu – đỏ. Có thể là bé lên Sởi
Bé bị sưng hai bên mặt và vùng dưới cằm. Có lẽ bé bị Quai bị
Bé bị đau tai và nếu còn nhỏ quá chưa biết nói. bé khóc và nắm tai. Có lẽ bé bị nhiễm trùng tai giữa, Viêm tai giữa
Bé bị tiêu chảy. Bé có thể bị Viêm dạ dày, hoặc bị Ngộ độc thực phẩm.
Bé thở nhịp mau và rất khó khăn ĐI KHÁM BÁC SĨ NGAY. Bé có thể bị Viêm phế quản, Viêm phổi hoặc Bạch hầu thanh quản.
Bé không gập được cổ mà không đau, và quay đầu đi khi có ánh sáng chói ĐI KHÁM BÁC SĨ NGAY. Bé có thể bị Viêm màng não.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị sốt?

  1. Nếu bạn nghi ngờ là con mình sốt, hãy cặp nhiệt kế cho cháu, rồi 20 phút sau lại kiểm tra xem nhiệt độ có thay đổi không. Nhớ ghi lại mỗi lần đọc nhiệt độ.
  2. Hãy cho bé nằm nghỉ và cởi bỏ bớt phần lớn quần áo đang mặc ngay dù căn phòng có mát mẻ đi nữa. Một đứa trẻ đang sốt chỉ cần đắp một tấm dra mỏng thôi.
  3. Hãy làm hạ nhiệt khi sốt trên 40 oC bằng cách lau toàn thân cho bé bằng nước ấm. Nhưng cứ 5 phút một lần lại cặp nhiệt kế lại và thôi lau mình khi thân nhiệt hạ xuống 38 oC. Chớ bao giờ dùng nước lạnh để lau mình vì như vậy làm cho các mạch máu co lại, ngăn cản hiện tượng tỏa nhiệt và sẽ khiến thân nhiệt gia tăng.
  4. Chỉ cho uống paracetamol nước nếu các phương pháp làm hạ nhiệt khác không hiệu quả. Đừng bao giờ cho trẻ uống aspirin khi có triệu chứng thủy đậu hay cúm, vì điều này đã từng liên quan tới việc phát sinh ra hội chứng Reye.
  5. Hãy khuyến khích bé uống nước càng nhiều càng tốt, bằng cách năng cho uống những lượng nước nhỏ, theo cách khoảng đều đặn.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị sốt?

Hãy đi khám bác sĩ ngay, nếu con bạn dưới sáu tháng tuổi. Đi khám bác sĩ ngay nếu bé bị co giật, nếu trong dòng họ hay bị sốt làm kinh. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu cơn sốt kéo dài quá 24 tiếng, hoặc nếu bạn lo lắng về bất cứ triệu chứng nào đi kèm với chứng sốt.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị sốt?

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên do căn bản của chứng sốt. Nếu căn nguyên là một bệnh nhiễm vi khuẩn, chắc là người ta sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Nếu căn nguyên là một bệnh như thủy đậu hay một bệnh cảm thường thì có thể là người ta chẳng cho thuốc gì cả, mà chỉ có những lời khuyên về cách làm cho bé dễ chịu nhất thôi.

Giúp trẻ bị sốt bằng cách nào?

  • Hãy năng thay dra trải giường cho bé và chỉ cho bé đắp một tấm thôi.
  • Đắp một tấm gạc hay một khăn mặt nhúng nước mát lên trán cho bé.
  • Đừng đánh thức bé dậy để cặp nhiệt kế. Giấc ngủ quan trọng hơn.

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!