Những điều cần biết khi trẻ bị thấp khớp

trẻ bị thấp khớp

Thấp khớp là tình trạng viêm tấy của một khớp xương. Thấp khớp có thể xảy ra ở trẻ từ hai đến năm tuổi. Nếu không chẩn đoán và chữa trị kịp thời, thấp khớp có thể dẫn tới biến dạng vĩnh viễn.

Thấp khớp là tình trạng viêm tấy của một khớp xương. Triệu chứng này thường có kèm theo sưng, đau, khó cử động (cứng cơ và khớp nối), và nhạy cảm (đau đớn khi chạm vào). Nguyên nhân thấp khớp có thể là khớp xương bị một chấn thương hay bị nhiễm trùng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, đó là do bệnh thấp khớp cấp hay là do trục trặc trong cơ chế đề kháng của cơ thể dẫn tới việc kháng thể tấn công chính các mô của bản thân, sinh ra viêm tấy và thân nhiệt dao động. Người ta gọi đó là bệnh Still hay là bệnh Viêm khớp dạng thấp của trẻ. Bệnh Still khởi phát trong khoảng tuổi từ hai đến năm tuổi và chủ yếu là ở các bé gái. Nếu bé mắc phải một bệnh nhiễm trùng như bệnh cúm và bệnh sởi, bé có thể thấy đau có tính viêm ở các khớp xương. Tuy nhiên, một khi khỏi bệnh thì sẽ hết đau.

Bệnh thấp khớp ở trẻ em có nghiêm trọng không?

Thấp khớp là một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn tới biến dạng vĩnh viễn.

Triệu chứng bệnh thấp khớp ở trẻ em

  • Đau và sưng tấy ở một hay nhiều khớp xương.
  • Đi cà nhắc nếu khớp háng hoặc đầu gối sưng.
  • Đau nhức toàn thân.
  • Sốt 40oC hay cao hơn hoặc nhiệt độ dao động từ bình thường đến 39oC.
  • Biếng ăn.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị thấp khớp?

  1. Kiểm tra xem bé có sốt không. Nếu sốt cao tới 40oC và cháu có vẻ khó thở, bạn hãy đi khám bác sỹ ngay. Đây có thể là bệnh Still.
  2. Nếu bạn nhận xét thấy con mình đi cà nhắc, bạn hãy kiểm tra các khớp xương của cháu xem có sưng và nhạy cảm không, bằng cách nắn vào khớp và chung quanh khớp.
  3. Trong trường hợp bé đã bị chấn thương vào một khớp xương và cháu kêu đau, nhức, bạn hãy kiểm tra khớp đó xem có thấy nhạy cảm và sưng không.
  4. Nếu bé cảm thấy đau ở khoảng giữa các khớp chứ không phải ngay ở khớp, đó có thể là đau do tăng trưởng. Kiểm tra xem các cơ bắp chuối cẳng chân và bắp đùi có nhạy cảm không.
  5. Bạn đừng  cho bé uống bất cứ thuốc giảm đau nào cho đến khi đi khám bác sỹ.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị thấp khớp?

Hãy đi khám bác sỹ ngay lập tức, nếu bé sốt dao động lúc thấp lúc cao và bị sưng đau một khớp xương.

Hãy đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt, nếu nhận xét thấy bé đi cà nhắc.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị thấp khớp?

  • Bác sỹ sẽ khám cho bé và hỏi xem bé đã có những triệu chứng hay căn bệnh nào khác trong những tháng trước không.
  • Trong trường hợp bác sỹ nghi ngờ là bệnh thấp khớp, có thể cháu sẽ được giới thiệu đến bác sỹ chuyên khoa để được khám và thử máu nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác. Bé có thể phải ở lại bệnh viện để hoàn tất những thử nghiệm cần thiết.
  • Nếu bé bị thấp khớp nhiễm trùng, người ta sẽ chích kháng sinh vào tĩnh mạch để tiệt trừ nhiễm trùng trong khớp xương.
  • Nếu bé mắc phải bệnh Still, người ta có thể kê toa cho bé thuốc nước paracetamol và những thuốc chống viêm. Người ta sẽ chỉ cho cháu tập một số động tác để gia tăng tính cơ động ở những khớp xương bị thấp khớp.

Giúp bé bằng cách nào khi trẻ bị thấp khớp?

  • Gói một túi chườm nước nóng vào một chiếc khăn tắm và đặt nó lên chỗ có khớp xương. Sức nóng đôi khi làm dịu cơn đau và có thể giúp cho khớp xương cử động.
  • Bạn hãy đắp một tấm gạc lạnh lên, nếu khớp xương nóng và đỏ. Gói một túi nhựa đầy đá cục vào một tấm vải và áp nó trực tiếp lên khớp xương.
  • Hãy đảm bảo cho bé được nghỉ ngơi thật nhiều và ăn theo một chế độ ăn giàu chất đạm.
  • Hãy nhẹ nhàng xoa nắn các khớp xương. Đôi khi làm như vậy có thể làm cho bớt nhức.
  • Bạn hãy đưa bé đi bơi đều đặn, những suất bơi khoảng 30 phút. Bơi lội trong nước ấm là môn thể dục rất tốt cho những người bị thấp khớp. Bạn hãy trao đổi với bác sỹ trước khi đưa cháu đi tập.
  • Bạn hãy tập những bài thể dụng đặc biệt cho bé ở nhà nếu chuyên viên về vật lý trị liệu đồng ý.

Nhẹ nhàng kéo từng ngón tay để các khớp ngón tay khỏi cứng.

Nang cánh tay bé lên và nói cháu xoay thành vòng tròn trong không khí. Bạn hãy giữ chắc cẳng tay của cháu, sao cho chỉ có khớp cổ tay cử động thôi.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!